Thursday, October 28, 2010

Đèo Hải Vân

"Đến Hải Vân được uống trà, ngồi chõng tre, ở lều tranh, nghe hò Huế, hò Quảng và được tham dự các buổi ngâm thơ, bình văn thì còn gì bằng. Ở đây có gió mát của biển Đông, một ít vị mặn của biển và rất nhiều hơi ấm tình người", bạn Nguyễn Quý Đường chia sẻ với độc giả VnExpress.net.
Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của lữ khách vào Nam, ra Bắc.
Lê Thánh Tôn là vị vua đầu tiên đặt chân đến Hải Vân năm Canh Dần (1741). Từ trên đỉnh cao nhìn xuôi về phương Nam với đồng ruộng phì nhiêu, non sông ngời sáng, vị minh quân này lúc đó đã tiên liệu được tương lai nên xúc cảm phong cho nơi này là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Đời Nguyễn - vua Minh Mạng đã cho khắc 6 chữ vàng đó lên đá trên Hải Vân quan.
Ngọn đèo luôn có cả một biển mây vờn này được ca tụng bởi muôn vàn vẻ đẹp khác nhau. Từ bên phía bắc qua phía nam đèo và ngược lại dài chừng 20km có hàng trăm khúc cua tay áo, thật kỳ vĩ mà cũng muôn phần nguy hiểm...
Bãi biển Lăng Cô là một danh thắng thiên nhiên của Thừa Thiên Huế, là nơi lý tưởng cho những ai đam mê tắm biển. Từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bãi cát trắng dài tới 10km bên cạnh làn nước trong xanh bao la tuyệt đẹp.
Ngày 27/8/2000 đã mở ra một trang sử mới của ''Đệ nhất hùng quan'' - hầm đường bộ qua đèo Hải Vân chính thức được khởi công. Đã chấm dứt những chuyến xe đầy lo âu, những tai nạn thương tâm, những ngày tắc đèo dài đằng đẵng. Đà Nẵng - vùng kinh tế năng động nhất miền Trung - đã nối liền với Huế, hình thành một huyết mạch di sản nối liền quần thể di tích cố đô với phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn.
Khen ai đã khéo đặt tên cho nơi này: Hải Vân (Mây biển). Có những lúc mây nhiều che phủ cả khúc đèo. Mây quấn quýt như níu lấy chân du khách. Ở độ cao gần 500m so với mặt nước biển, đèo Hải Vân là nơi ngừng nghỉ tuyệt vời. Du khách cảm thấy ngất ngây trước trời mây non nước, tận hưởng hết vẻ đẹp vô cùng ngoạn mục của cảnh núi cao, biển rộng có một không hai này.
Tạo hóa đã ưu đãi cho tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng đèo Hải Vân nổi tiếng. Ngọn đèo khá hiểm trở này có thể không lợi lắm về mặt giao thông nhưng về mặt du lịch lại là đoạn trời đất giao thoa và cực kỳ giàu chất thơ.
Đèo Hải Vân đã được vua Lê Thánh Tôn phong 4 chữ "Đệ nhất hùng quan" cùng thời với "Nam thiên đệ nhất động" ( Hương Tích ) thật không ngoa, du khách một lần qua đây không khỏi mê mẩn tâm hồn cho vẻ đẹp của cảnh trời mây nước, một bên là biển xanh thăm thẳm một bên là núi cao mây trắng bay.
Rong rêu đã mọc đầy trên chiếc lô cốt - được gọi là Đồn Nhất - do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1826 để bảo vệ con đèo chiến lược này. Nó bền bỉ bám trên sườn núi hàng chục năm nay và từ đây có thể kiểm soát được suốt dọc con đèo từ cả hai phía. Đồn Nhất đã chứng kiến biết bao cuộc nổi dậy của nhân dân Việt Nam trong suốt thời kì đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ.

20 sự thật khủng khiếp ............ !!!!!

1-Cơ bắp khoẻ nhất trong cơ thể con người chính là...lưỡi.......

2- Phụ nữ chớp mắt với tần suất gấp đôi nam giới và gấp tới 30 lần nếu các nàng ở bể bơi.....


3- Tên người được ưa dùng nhất thế giới không phải là John hay Sharah mà là Mohamad.....


4- Con gián mất đầu có thể sống tới 9 ngày trước khi nó chết vì...đói......


5- Con người chúng ta không thể dùng lưỡi liếm được cùi chỏ (khuỷu tay) của chính mình............


6- Giường ngủ trong nhà nói chung có khoảng 6 tỷ vi sinh vật ẩn náu.......


7- Bản chữ cái của Hawai chỉ có 12 chữ.........


8- Phim hoạt hình chú vịt Donald từng bị cấm trình chiếu ở Phần Lan vì chú vịt này... không mặc quần............


9- Nếu bạn kẻ vạch phấn ngang đường đi của kiến thì chúng sẽ không chịu đi qua......


10- Alaska là nơi mà tỉ lệ người ta đi bộ đến chỗ làm cao nhất............


11- Bạn có biết tờ giấy to nhỏ thế nào cũng có thể gập đôi đến 6 lần........


12- Trong đời 1 phụ nữ họ thường nuốt vào bụng khoảng 2kg son môi.....


13-Thức ăn duy nhất mà không bị thiu là ... mật ong........


14- Vừa thái hành, vừa nhai kẹo cao su sẽ không làm bạn rơi lệ vì cay..........


15- Có thể dẫn con bò lên lầu nhưng đừng hòng ép nó đi xuống........


16- Walt Disney là "cha đẻ" của hình tượng chú chuột Mickey nhưng trong thực tế ông lại sợ chuột đến phát khiếp.........


17- Ốc sên thở bằng chân của nó........


18- Châu Úc là châu lục duy nhất mà không có núi lửa hoạt động.......


19- Vằn trên mình hổ không phải do lông mà do cấu tạo da của chúng..........


20- có tới 80% số người đọc bài này cố thử liếm cùi chỏ của mình. =))

Wednesday, October 27, 2010

Hồn quê

Ai chẳng sinh ra từ một làng quê nào đó, chính vì thế khi gặp lại một chút hồn quê nơi phố xá thường dễ làm cho người ta lay động, nhớ về tuổi thơ ngày xưa của mình. Chùm ảnh dự thi “Màu xanh cho cuộc sống” của tác giả Phạm Thị Thanh Tú (TPHCM) dường như mang đầy cái vẻ mộc mạc đầy quyến rũ từ cái không gian trong lành, ẩn chứa biết bao hoài niệm ấu thơ của mỗi đời người, với biết bao kỷ niệm về làng quê, nơi đã ôm ấp tuổi thơ với hương đồng rơm rạ…
Tác giả Phạm Thị Thanh Tú (Nghệ danh: Vì sao xanh) ở 105, Đường D3, KDC Nam Long, P. Phước Long B, Q.9, TP. HCM đã gửi chùm ảnh “Hồn quê” dự thi ảnh “Màu xanh cho cuộc sống”. Ảnh chụp tháng từ tháng 9 đến tháng 12/2009 tại các vùng quê mà bước chân nữ tác giả đã trải qua .
canh que
1/ Cảnh quê
Địa điểm: Trên đường đến Đảo Hoa Gió
chiều xưa
2/ Chiều xưa
Địa điểm: Chùa Phước Huệ, nằm trên trục đường chính lên Đà Lạt
cho ngheo
3/ Chợ chiều
Địa điểm: Chợ Tây Ninh
hồn quê
4/ Một góc bình dị
Địa điểm: Biên Hòa
net duyen cua bien
5/ Nét duyên của biển
Địa điểm: Nha Trang
tan tich
6/ Những gì còn lại
Địa điểm: Trên đường đi Tây Ninh
tham dong
7/ Thăm đồng
Địa điểm: Châu Đốc
thanh binh
8/ Thanh bình
Địa điểm: Châu Đốc
thanh qua
9/ Thanh nhàn
Địa điểm: Phú Yên
con do le
10/ Lẻ loi
Địa điểm: Tiền Giang

Bé gái 6 tháng tuổi có khả năng chơi với rắn


Bé Sidhi Siddharth Sinue, 6 tháng tuổi, người Ấn Độ là một em bé rất đặc biệt, em có thể chơi đùa với trăn và rắn mà không sợ gì cả. Thậm chí em bé còn tóm đuôi con rắn và đưa lên miệng nữa, em coi những con vật này như là đồ chơi của mình vậy.
Em Sidhi đang chơi với một con trăn.

Nhưng con vật này vốn hết sức nguy hiểm, với cơ thể nhỏ bé như của em Sidhi Siddharth Sinue thì chúng hoàn toàn có thể tấn công thậm chí là xiết chặt cơ thể của bé.

Em còn đưa rắn lên miệng.
Tuy nhiên, bố của Sidhi, một thợ bắt rắn ở Maharashtra, Ấn Độ nói rằng Sidhi có một mối liên hệ đặc biệt với trăn và rắn, chúng rất thích chơi với bé. Do bố của em không có tiền mua cho em đồ chơi nên em thường xuyên chơi với những con vật nguy hiểm này.

Dù sao đi nữa như thế này là rất nguy hiểm.

Monday, October 25, 2010

Mía trổ cờ!

 
- Thằng Hai à, mỗi khi thấy mía trổ cờ là tao nhắc. Nhắc hoài mà mày không nhớ hay sao?
- Dạ con nhớ rồi nội, nhưng ông già con không chịu về. Ổng nói ráng cày mấy năm nữa rồi về luôn, không ở bển nữa.
- Già rồi mà cày hoài, mai mốt nhức mình nhức mẩy rồi về báo tụi bây. Về đây hít thở khí trời sống cho phẻ.
- Con biết rồi! Thằng Tèo vừa đi vừa lầm bầm “mệt ông nội ghê ta, nói hoài hà”.
Năm nào cũng thế, hễ có gió chướng, mía trổ cờ là ông nội lại nhắc nó “quánh dây thép” kêu ba nó về ăn tết với nhà. Tía thằng Tèo tính sơ sơ vậy mà đi Mỹ cũng gần chục năm rồi. Lúc làm hồ sơ, thằng Tèo lớn nhất, có gia đình rồi nên kẹt lại. Mấy đứa em nó qua bên đó giờ cùng khá. Không biết làm gì nhưng tết nào cũng gửi về cho vợ chồng nó mấy trăm đô ăn tết. Hồi xưa bên này, mấy anh em nó mần ruộng cũng không đến nỗi đói nhưng tết nhứt tới là lo. Lo từ đầu bờ đến cuối ruộng. Năm nào tía nó về thì mấy đứa em nó không về. Cứ thay phiên nhau. Nó chỉ mong tía nó về thôi chứ mấy đứa em nó về, ngồi chung mâm cơm tất niên, thấy làm sao ấy. Bên này một chữ tiếng anh không biết, giờ thì xen tiếng tây, tiếng u nghe chói tai. Lại xức dầu thơm phức, còn nó cuối năm vẫn nghe mùi bùn. Riết rồi nó chặc lưỡi: “Thây kệ, miễn tụi nó vẫn xem mình là thằng anh hai là được rồi” Còn tía nó nữa, qua bên đó có chế độ lương bổng gì đó, lãnh mà hưởng, bày đặt làm thêm cho mệt. Bộ hồi xưa nghèo túng thiếu quá nên sợ hay sao vậy tía? Có lần nó hỏi tía nó thế.
Ổng nạt ngang, mày thì biết cái gì!
Nó tức anh ách : ừ, thì tía và mấy thằng em tui là việt kiều, biết nhiều, còn tui ngu
- Cái thằng…! Tía nó lắc đầu rồi quày quả ra thăm mộ bà nội!
Hồi sáng này, ra thăm ruộng, thấy vạt mía trổ cờ, nó giật mình vậy là đã hết năm. Nhanh quá trời quá đất. Tết năm nay chắc tía nó không về, đợi mấy năm nữa về luôn bên này. Tội nghiệp ông nội nó, năm nào cũng nhắc nó gọi điện thoại cho tía nó, mấy cô chú ở xa về ăn tết. Năm nào thiếu ai là ổng ngồi nhắc miết:
- Coi chừng năm sau tao không ăn tất niên với bây nữa à. Tao theo má bây luôn. Lúc này xương cốt thấy nhừ rồi!
- Đám cháu cố xúm vào: ủa, ông cố đi đâu, cho tụi con theo với! Hỏi miết đến khi ba má tụi nó nạt ngang mới chịu nín
Ông nội nó xoa đầu đám cháu cố cười hiền. Mà công nhận ông nội thằng Tèo hiền lắm. Hiền nhứt cái cồn Bần này. Nó nghe ông nội nói hồi xưa, ông cố nó là một trong những người khai thiên lập địa xứ này. Thảo nào, dòng họ nó ở đây được người ta kính nể quá trời. Sáng nay thằng Tèo nó lầm bầm với ông nội nhưng nó mong tía nó về ăn tết lắm. Hồi xưa, tía nó bên này ôm nhách, đen thui nhưng thấy mạnh cùi cụi. Còn giờ năm nào tía nó về cũng thấy mập ra nhưng da tái mét, gió tới lại ho sù sụ. Nó cũng thấy lo lắm! Tía nó mà không tranh thủ về, cứ cày bên đó hoài có ngày… Nó không dám nghĩ tới. Thôi, tranh thủ chạy ra chợ “quánh dây thép” cho tía nó. Không khéo chiều về ông nội ra la làng. Nó lật đật đắp phần bờ con lại ! Gió chướng thổi ràn rạt! Vạt mía trổ cờ xôn xao!

Lao xao dừa nước

Nhỏ út đi lấy chồng dưới huyện, hôm đưa dâu xong, đàng gái về, nó khóc như mưa, hàng dừa nước trước con rạch nhỏ nhà chồng nó lao xao. Không biết rồi gái thị xã có chịu nổi cảnh buồn thiu này không nữa! Mang tiếng là huyện giáp ranh thị xã nhưng cái xứ nhỏ út về làm dâu như ở chắc cà đao nào đó. Cỏ mọc đầy lối đi, dừa nước chen dầy con rạch! Mẹ nó xoa đầu nhỏ út nhắn nhủ: "Ráng nghen con". Nó thì chọc "Ai biểu mày thương trai miệt vườn rồi khóc!". Nhỏ út bật cười giữa dòng nước mắt tèm lem! Mới hôm qua, nhỏ út nhắn anh hai về ăn dừa nước. Mà là dừa nước bên chồng của nó mới ghê! Cùng là anh em một nhà nhưng út nó sinh sau đẻ muộn nên không thừa hưởng nhiều trò chơi quê như nó. Còn nó mỗi lần nghỉ hè là dzọt về ngoại để "phá phách" cho đã. Đối với nó, nhà ngoại là cả một thiên đường, ở đó nó có cả một mùa hè với những buổi trưa đầu trần chân đất đi hái trộm trái cây bị rượt chạy té sấp ngữa; có những buổi mò tép, xúc cá đến quên về; ở đó nó có những lần dầm mưa đêm đi đặt nò bắt cá bống trứng, lạnh đến run người. Ở đó, nó có cả một dòng sông tuổi thơ với nhiều kỷ niệm! Nói sông cho lớn chứ chỉ là con rạch nhỏ chạy ngang xóm. Trưa hè, cả đám cởi hết quần áo nhảy ùm xuống sông. Nó không dám cởi quần nhưng tụi bạn cứ chọc "lêu lêu, dân chợ không dám cởi truồng, chắc là không có....". Tức quá, nó tuột phắt và dòng nước mát đón nó vào lòng
Khi nước ròng sát đáy, cả đám đi tìm cá bống trong bẹ dừa nước. Thấy chổ nào ngon ăn là thọc tay vào. Giành nhau chí chóe vang cả khúc sông! Có lần ham cá, nó thọc tay vào bẹ dừa nước bị ba khía kẹp đến chảy máu tươi. Đau thế nhưng tỏ vẻ anh hùng, không thèm la, bẻ càng ba khía quăng ra trong khi mặt mày méo xẹo! Bắt cá bống chán chê, cả đám bày trò chơi năm mười (Sách vở người ta gọi là trốn tìm cho nó... văn học đó) khi con nước bắt đầu lớn lại. Những bụi dừa nước là nơi trốn tuyệt vời nhất.Ở đó có nước, có gió, có bụi bông dừa nước thơm thơm. Mát quá nhiều lúc nó ngẻo đầu ngủ quên bị tụi nó cho uống nước no bụng! Nghĩ lại giờ nó còn hận! Rồi chia phe nhau đánh trận giả với súng bập dừa, với lựu đạn là những nắm sình được vo tròn. Mỗi lần hô xung phong, mấy thằng nhóc tồng ngồng đứng dậy xáp lá cà! Sình đất văng đến tận đầu. Cười chỉ thấy hàm răng! Cả đám chỉ chịu về khi con bìm bịp kêu báo hiệu nước ròng lần nữa! Tuổi thơ cứ trôi theo dòng chảy con rạch nhỏ trước nhà ngoại. Ngoại giờ đã già, không thể cùng nó đi đặt nò bắt cá, không thể ra bờ rạch réo gọi đến khản hơi cái thằng cháu mê chơi quên về, không thể đẻo cho nó những khẩu súng bập dừa chơi trận giả. Ngoại nó cũng không ngồi chằm lá dừa nước để lợp nhà. Bây giờ người ta đổ nóc bằng hết rồi, còn đâu mái lá để gió lùa mỗi bận trời mưa! Tiếng bìm bịp kêu, tiếng cười đùa của lũ trẻ giữa trưa hè, súng bập dừa, những viên đạn bằng sình theo nó lên chốn thị thành đã bị gió bụi cuốn đi mãi miết. Ở quê ngoại, rặng dừa nước vẫn lao xao đón gió, vẫn xạc xào hát bài ca sông nước để chờ hình bóng lũ trẻ ngày xưa! Giờ tụi nó đi tận phương trời nào!(Chuyện cũ viết lại- SG Tháng 8-2009)
Lao xao dừa nước ven sông
Trái dừa nước thơm ngọt mùi dân dã
Trên đất quê nhà
Bông dừa nước cho trái ngọt lành

Bông Ô môi

Lần nào về quê nó cũng ghé thăm nhỏ Oanh. Lần này phải lặn lội qua bên kia sông. Nhỏ Oanh lại theo chồng qua bên này làm vườn. Thân gái thị thành ngày nào giờ không khác gì thím Bảy kế bên nhà. Âu cũng là số ông à. Con người ta càng ngày càng gần đô thi, còn tui thì cứ dời càng sâu vào xứ khỉ ho cò gáy này. Nhỏ bạn gái nó nhìn ra dòng sông trước mặt Ngày tui dời nhà dìa đây, tự nhiên cây ô môi mé sông nở quá chừng chừng. Nó nhìn theo, một màu tím ngan ngác mặt sông. Buồn quá! Gió lùa qua mặt sông! Trong những đứa bạn nó, nhỏ Oanh lấy chồng sớm nhất. Những ngày ngập tràn mùi yêu qua mau khi hai vợ chồng lao vào kiếm sống nuôi 3 đứa con nheo nhóc. Làm ruộng, nuôi tôm, nuôi cá giờ lại làm vườn vì nghe nói dừa đang có giá.


Bất chợt nhỏ Oanh hỏi nó: Ông nhớ anh Hùng không?
- Hùng nào?
- Thì anh Hùng học trên mình một lớp đó!
- À, nhớ rồi. Hình như ổng đi nước ngoài rồi mà
- Ảnh mới dìa
- Rồi sao?
- Hôm bữa tui đi chợ ngoài thị xã gặp ảnh. Ảnh nói vẫn còn thương tui ông à. Đến tuổi này mà chưa có vợ!
- Rồi bà nói sao?
- Tui có nói được gì đâu! Phải chi…
- Bà tiếc hả. Hồi đó bà chê ông Hùng công tử quá, thích thằng chồng bà phong trần, lãng tử. Giờ thì bà phong trần theo chồng rồi đó.
Nhắc ông Hùng nó mới nhớ. Hồi xưa, ông Hùng học trên tụi nó một lớp mê con Oanh dữ lắm. Đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi nhưng con Oanh cứ chê ỏng chê eo là đồ công tử bột. Nghe nói tốt nghiệp Tú Tài ổng di du học và định cư bên Mỹ luôn hay gì đó. Hồi đó, biết Oanh thích màu tím hồng, ông cứ hái bông ô môi lén bỏ vào giỏ xe của Oanh. Mà ông Hùng này cũng ác, thiếu gì bông lại chọn bông ô môi tặng nhỏ Oanh. Thị xã nhỏ bé của tụi nó ô môi rất hiếm. Vậy mà, vào mùa thì tuần nào con Oanh cũng được một nhánh bông ô môi. Rồi tan đàn xẻ nghé. Ai cũng lao vào mưu sinh. Những cánh ô môi nằm buồn hiu hắt góc sân trường.
Nó giựt mình khi nhỏ Oanh đập vào vai: Nghĩ gì mà thẩn thờ vậy cha nội?
- Đâu có, tui nghĩ phải chi hồi đó bà chịu ông Hùng thì chắc giờ này bà không đến nỗi!
- Chưa chắc, cuộc sống mà!
Có tiềng xuồng cập bến. Chồng nhỏ Oanh về, hền hệch cười bắt tay:
- Ông ở lại ăn cơm với vợ chồng tui, mới câu được hai con cá ngát ngon lắm!
- Ừ, nhưng tối quá tui không qua sông về bển được
- Thì xả láng, sáng dìa sớm.
Nhỏ Oanh tất tả ra bến sông lấy cá chuẩn bị bữa cơm chiều. Dáng nhỏ liêu xiêu đi ngược gió. Bông ô môi rụng tím mặt sông chiều!

Thursday, October 21, 2010

Câu chuyện của hoa hồng và cái gai

Một ngày đẹp trời, hoa hồng tình cờ nhìn thấy cái gai ngồi khóc bên cửa sổ. Hoa hồng rất ngạc nhiên, liền hỏi nó: Tại sao bạn lại ngồi khóc?

- Hoa hồng, tại sao không công bằng thế, chúng ta đều sinh ra trên một cành hoa, nhưng bạn là hoa hồng được nâng niu, còn tôi chỉ là một cái gai bị chối bỏ?
- Có chuyện gì xảy ra với bạn vậy?
- Bạn không biết ư, cô cậu chủ đang định cắt bỏ tôi ra khỏi cây hoa hồng tình yêu của họ đấy?! Vì họ cho rằng tôi chính là nguyên nhân gây ra những trận cãi vã, vì tôi là cái gai khiến tay họ bị chảy máu!
- Họ đã tự đâm vào gai cơ mà!
- Họ cũng biết hoa hồng là phải có gai, nếu vậy, khi cầm bàn tay họ phải nương nhẹ hơn, phải tránh chỗ tôi nằm, chứ không thể vì bị gai đâm mà đòi bỏ tôi, đúng không? Tại sao hoa hồng đã đẹp rồi, còn sinh ra những chiếc gai làm gì vậy, không có tôi có phải hơn không?
- Bạn cũng đã trách oan cho hoa hồng rồi. Vì nếu như không có gai nhọn, tôi đâu còn được gọi là hoa hồng, tôi sẽ như bông cúc mong manh kia, như bông thược dược yếu ớt kia mà chẳng có sức sống và vẻ đẹp được. Những chiếc gai làm cho hoa hồng trở nên sắc sảo, không sợ bị bắt nạt, nó như vũ khí đặc biệt mà Thượng Đế đã dành riêng cho hoa hồng mà! Tôi sẽ không để họ bỏ bạn ra khỏi cây hoa hồng đâu?!
Này, có phải bạn có đang muốn cắt bỏ những cái gai nhỏ trên cây hoa hồng tình yêu của mình?
Bạn đang cho rằng, có những khuyếm khuyết đang làm cho mình bị đau, đó có thể là những điều bạn chưa hài lòng ở người ấy, những điều người ấy chưa có, chưa thể có được; và bạn thì không thể chấp nhận được điều đó nên phải... ra tay.
Khi những chiếc gai rơi đi, có phải cây hoa hồng sẽ trơ trụi lắm không?
Cũng như vậy, tình yêu của bạn sẽ mất đi sự tươi mới. Nó sẽ chỉ còn lại sự gượng ép, công thức và nhàn nhạt.
Như một cành hoa hồng trơ trụi không còn lấy một cái gai.
Đừng nghĩ gai hoa hồng chỉ biết làm tay ta chảy máu, cũng như nghĩ những khuyết điểm của người ấy sẽ làm giảm đi "giá trị tình yêu" của bạn. Khi hai người đến với nhau, nghĩa là đang trên bước đường hoàn thiện bản thân và hướng đến một mẫu ghép hoàn hảo. Có thể của bạn đang thiếu một chút nồng nhiệt, người ấy sẽ bù đắp; có thể người ấy chưa có sự chín chắn, bạn sẽ là người tiếp thêm niềm tin. Có tranh đấu, có gai nhọn và có cả... bàn tay rướm máu, cây hoa hồng tình yêu của bạn mới tươi tốt mãi mãi...
Vì thế, hãy nương nhẹ bàn tay khi chạm vào gai của hoa hồng, cũng như hãy nâng niu tình yêu của bạn với chính người ấy nhé!.

Ký ức về mù u


Bướm vàng đậu trái mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn.
- Ừ, thì buồn thiệt đó ông à. Ông xã tui hồi còn học chung trường mình sao thấy đẹp trai, ga lăng và lịch sự thế. Vậy mà giờ nhìn ổng chán quá. Cứ say xỉn suốt ngày, người như tàu lá chuối rách. Hổng lẻ tui chê chồng tui thì kỳ quá. Nhỏ bạn mới gặp nó đã vội than vãn. Ngày mới ra trường, cả lớp bất ngờ khi nhỏ Oanh đi lấy chồng. Mà chồng nó chính là thằng bạn học chung khối, nổi tiếng là đẹp trai hát hay và học giỏi nhất khối. Nhưng rồi cũng kéo nhau đi chúc mừng đôi lứa xứng đôi. Nhìn khuôn mặt còn ngây thơ của tụi nó mà có đứa chặc lưỡi, rồi đây con Oanh sẽ khổ. Không lẽ lời nói năm nào ứng nghiệm hay sao? Nó nhìn hai đứa nhóc tha thẩn trước hiên nhà mà thấy thương nhỏ bạn. Thôi thì, dù sao bướm vàng cũng đã đậu trái mù u rồi. Ráng mà vượt qua, biết đâu đời 2 đứa tụi bây sau này giàu sag thì sao! Nó an ủi nhỏ bạn thế! Ừ, tui cũng hy vọng! Sao ông hổng lấy vợ đi? Đến nước này thì qua cái thời bướm vàng đậu trái mù u rồi đó. Nó cười cười: Ừ thì qua, nhưng tui sợ cảnh nheo nhóc này quá đi bà ơi! Ai cũng sợ như ông thì thế giới này hết người sao ? Tạm biệt nhỏ bạn cùng quê với lời ru ầu ơ giữa trưa hè. Hình như có tiếng gà xao xác. Rặng mù u cạnh bờ sôngtrước mặt nở trắng
 Hồi bé, nhà nội nó có cây mùa u ngay góc vườn cạnh con rạch nhỏ. Những chùm bông trắng tinh đong đưa theo gió, những quả tròn như hòn bi màu xanh lục là cả một thế giới của nó và đám cháu nội. Chơi Tề thiên đại thánh, đám con nít lấy là mù u kết làm mủ Tam Tạng mà dưới quê nó kêu bằng mão đó. Chọn nhánh mù u nào thẳng, dài chặt làm cây thiết bản của Tề Thiên, còn trái mù u nhỏ xíu, xanh lè vậy mà gọi là Đào Tiên, bó tay với lũ nhỏ chúng nó chưa? Cả đám con nít rồng rắn kéo nhau ra bờ sông lộng gió bày trò đi thỉnh kinh. Nó thì được phân công làm Tam Tạng vì... nó hiền. (vụ này cần xem lại). Thằng Long con cô tám nhỏ nhất, lanh lợi nhất được phân công làm Tề Thiên (Giờ thì nó chết rồi vì tự tử, bỏ cây thiết bản làm bằng nhánh mù u năm trơ trọi nơi góc vườn quê nội). Con Chi, con Hạnh khi thì làm tiên nữ, khi thì làm yêu nhền nhện (vụ này hổng lẽ chung được? )Cả đám quần thảo trên bãi sông ngày ấy đến đỏ đèn mới dô nhà. Giờ thì tất cả đi xa. Bãi sông lỡ ngày đó giờ thành bãi bồi sình lầy không thể nào bày trò được. Chỉ có rặng bần (lại là bần) ngày ấy ngóng mãi mà không thấy chúng nó về.
 
 Còn nó gắn với mù u quê ngoại một kiểu khác. Góc vườn quê ngoại nó cũng có cây mù u nhưng nhỏ hơn. Thân nó de ra bờ sông, ưởn ẹo như gái quê "mống chuồn" nhìn thấy ghét lắm! Trái mù u khi chín thì sậm màu, da nhăn nheo xấu ơi là xấu (Vụ chín là do nó nghĩ ra chứ quê nó không ai gọi mù u chín hết á). Mù u chín rụng đầy mặt sông, dập dờn theo con sóng nhấp nhô (ngoại nó kêu là lúc nhúc- ghê hén). Hễ cái gì nhiều, lúc nhúc là ngoại nó đem mù u rụng ra mà so. Hôm bữa sì phố mới bắt đầu đội mũ bảo hiểm, đứng trên lầu nhìn xuống nó thấy cũng giống mù u rụng. Phải có ngoại ở đây thế nào cũng la lên: Mèn ơi, gì mà nhiều như mù u rụng vậy bây?! Hồi đó nhà ngoại nghèo, chưa sử dụng điện mà chỉ dùng đèn dầu thôi. Ngoại và nó hay đi vớt trái mù u về đập ra, lấy hột phơi khô, đêm về xỏ xâu đốt thắp sáng. Cháy xong, tàn của nó dùng để xức ghẻ (Vụ này cho blogger Ghẻ chấm cơm được á). Mà hồi xưa con nít quê lúc nào mà ko có ghẻ. Tàn mù u trét vào thì bảo đảm hết liền. Giờ thì cây mù u quê ngoại đốn mất rùi, nghe đâu san bằng để làm khu công nghiệp. Ngoại thỉnh thoảng vẫn hay nhắc: Mù u xức ghe hay lắm con. Mày coi có đứa nào trên đó có ghẻ thì tìm mù u lên đó mà xức, hết liền hà. Ngoại cười móm mém. Bông mù u trong ký ức trắng tinh, trái mù u trong ký ức xanh tươi nguyên vẹn

Góc quê nhà- Bông bần quê nội




 Cô út lấy chồng tận Cà Mau! Năm ngoái đi công tác, nó tranh thủ chạy xuống Năm Căn thăm cô. Ba nó chỉ có mấy anh chị em nhưng cô út là người đi xa nhất, nhiều khi mấy năm mới gặp cô nhân dịp giỗ bà nội hay tết nhất. Lần đó là gần tết, gió chướng non đã la đà khắp xóm. Cô út chỉ tay ra rặng bần ngoài dòng sông trước mặt: Bần chín hết rồi N à, cô nhớ nhà quá nhưng năm nay chắc không về Bến Tre được rồi! Mùi bần chín chua chua, ngọt ngọt lan theo gió quyện vào giọng buồn buồn của cô út nó. Hồi nhỏ ở Bến Tre, khi về quê, Ông nội và nó cùng mấy đứa em ra sông Hàm Luông kéo lưới mỗi khi nước ròng. Lần nào nó cũng bắt ông nội bẻ cho nào là bần non, bần già, bần chín và bông bần túm đầy áo học trò. Nội nó hay la: ham chi cái loại cây nghèo khó thế con? Nói thế chứ ông nội nó lần nào cũng hái cho nó cơ man nào bần. Thế nào ông nội cũng nhắc: Bây lựa mấy trái chín về cho bà nội nấu canh chua cá nhen! Mỗi lần tết, thế nào cả gia đình bên nội cũng chèo ghe lên thị xã sắm tết. Nó quá giang theo về nhà nội cúng rước ông bà. Có năm về trễ, đom đóm thắp đèn trong rặng bần sáng rực cả bờ sông. Nó đòi bắt bỏ vào chai, ông nội không cho vì ai mà bắt đom đóm sẽ " đụng đâu bể đó" . Nó lý sự lại: Con có bắt đom đóm đâu mà con cũng làm bể đồ tùm lum nè. Ông nội cười: Tổ cha mày chứ cãi nội. Bà nội thì ân cần: Thôi con, để nó trên cây nhìn nó mới đẹp, mới sáng chứ. Giờ thì bà nội đi xa rùi, xa lắm, ông nội thì già lắm, không thể nào ra sông hái bần cho nó nữa. Sông Hàm Luông vẫn còn đó, rặng bần vẫn đong đưa mỗi khi mùa gió chướng về. Lũ cháu của nội giờ đã tứ tán. Tết đứa nào về cũng thủ chút rồi đi, bỏ ông nội nhìn theo ngẩn ngơ. Gió chướng lùa qua, bông bần rụng trắng bờ sông quê nội!




Tuesday, October 19, 2010

10 thác nước đẹp nhất Australia

Phần lớn thác nước đẹp nhất tại xứ sở chuột túi, trong đó có thác cao nhất đất nước, là tâm điểm của các công viên quốc gia.
Dưới đây là danh sách 10 thác nước nổi tiếng nhất tại Australia theo đánh giá của trang World of Waterfalls.
Với chiều cao chừng 115 m, thác Ebor tại New South Wales chia thành ba tầng riêng biệt, trong đó hai tầng trên cùng khá gần nhau. Ảnh: travelblog.org.
Nằm gọn trong một hẻm núi thuộc Công viên quốc gia
Nằm gọn trong một hẻm núi thuộc Công viên quốc gia Oxley Wild Rivers, bang New South Wales, thác Tia phân phối nước cho một số dòng sông. Ảnh: panoramio.com.
Tuy độ cao chỉ vào khoảng 30 m, song
Tuy độ cao chỉ vào khoảng 30 m, song thác MacKenzie là một trong những cảnh quan nổi bật nhất trong Công viên quốc gia Grampians, bang Victoria. Đây là một trong những thác nước hiếm hoi tại Australia có nước quanh năm. Ảnh: allposters.com.
Thác Blencoe tại bang Queensland lao thẳng đứng khoảng 90 m trước khi chảy qua một đoạn dốc dài 230 m xuống hẻm núi thuộc Công viên quốc gia Girringun. Ảnh: photoseek.com.
Với những dòng nước như dải lụa, thác Russell là thác nổi tiếng nhất tại bang Tasmania. Nó là tâm điểm của Công viên quốc gia Mt Field.
Là đoạn đầu tiên của dòng sông cùng tên tại bang New South Wales, thác Ellenborough có độ cao vào khoảng 150 tới 200 m. Ảnh: travelpod.com.
Lao từ độ cao 81 m xuống thung lũng Yarrunga, thác Fitzroy là thắng cảnh nổi bật nhất trong Công trong Công viên quốc gia Morton tại bang New South Wales. Ảnh: skyscrapercity.com.
Mitchell là tên một thác bốn tầng rất đẹp trong vùng Kimberly ở phía tây Australia, trong đó hai tầng cuối cùng bị ngăn cách bởi một hồ. Tổng chiều cao bốn tầng vào khoảng 80 m. Ảnh: shm.com.au.
Với độ cao 268 m, Wallaman là thác nước cao nhất tại Australia. Nó nằm trong Công viên quốc gia Girringun, bang Queensland. Ảnh: holidaynq.com.au.
Jim Jim là thác nổi bật nhất tại vùng lãnh thổ bắc của Australia. Độ cao của nó vào khoảng 200 m. Tuy nhiên, thác này biến mất vào mùa khô. Ảnh: pleasetakemeto.com.

Sunday, October 17, 2010

Hòn đảo trong lành nhất thế giới

Đảo Samso thuộc Đan Mạch chỉ sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo từ sức gió nên được coi là nơi ít khí carbon nhất hành tinh. Mời bạn ngắm khung cảnh thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống nơi đây. Ảnh trên Sohu.