Ngủ chiếm một phần ba đời người. Và hầu như ai cũng đều có những giấc mơ khi chìm đắm trong giấc nồng. Mỗi chúng ta thường có 5 đến 6 năm mơ tính trung bình cho cả một đời người.
Có nhận xét, trẻ nhỏ thời gian mơ thường nhiều hơn người lớn. Các giấc mơ phần lớn khi tỉnh dậy đều không nhớ nhưng đôi lúc các chuyện xảy ra trong mơ lại in hằn trong tâm trí (khoảng 80% xảy ra vào lúc gần sáng, khi sắp bừng tỉnh).
Có giấc mơ lặp lại những gì đã thấy trong cuộc sống hằng ngày hoặc phản ánh đầy đủ những ký ức xa xưa. Có giấc mơ với nội dung: đầu Ngô mình Sở, diễn biết bát nháo phi lý. Có giấc mơ đẹp, khi dậy tâm trạng đầy tiếc nuối nhưng cũng có những ác mộng khiến người lạnh toát hoặc ướt đẫm mồ hôi, lúc thức còn bàng hoàng, sợ hãi. Thường thì mơ thấy bạn bè, người thân, bố, mẹ... chiếm đến 45%, những người đã mất: 35% (thường rơi vào giấc mơ của người già và phụ nữ). Việc thường mơ thấy gì phụ thuộc vào địa vị, nghề nghiệp, tuổi, giới tính, hoàn cảnh công tác... Đi sâu vào các giấc mơ, cũng có nhiều điều thú vị, lắm khi khó giải thích.
1. Giấc mơ tiên tri: Nhiều người thường tin vào giấc mơ báo trước cho mình điều gì sắp xảy ra.
Nhà bác học Nga M.V.Lomonosov (1711 - 1765) kể lại: một đêm, ông nằm mơ thấy mình bị đắm tàu, trôi dạt vào một hòn đảo nhỏ, không có người, ở trên biển Bắc Băng Dương, cùng với bố mình. Tỉnh dậy, ông lo lắng và nhắn về quê, hỏi thăm tin tức gia đình. Được tin bố ông đã cùng với một số ngư dân trong làng đi đánh cá ở xa, đã 4 tháng trôi qua, chưa có tin tức gì. Dựa theo trí nhớ trong giấc mơ về vị trí hòn đảo, ông dặn mọi người thân đi tìm giúp. Quả nhiên, sau này, họ đã phát hiện xác cha ông trên một hòn đảo.
2. Giấc mơ cứu mạng: Adolf Hitler kể lại, khi còn là một hạ sĩ trong một đơn vị bộ binh đóng tại Bavière (Pháp), một đêm, vào năm 1917, đang ngủ trong hầm trú ẩn, Hitler chợt mơ thấy mình bị chôn vùi dưới một đống sắt đá nóng hầm hập, máu chảy nhễ nhại, tức ngực, khó thở khiến cho Hitler bừng tỉnh. Bàng hoàng, Hitler ra khỏi hầm, vừa lững thững đi quanh, vừa bận tâm về cơn ác mộng mới gặp. Đột nhiên, tiếng đạn pháo rít, nổ dữ dội trùm lên trận địa. Hitler tìm chỗ ẩn nấp và khi dứt tiếng súng, quay về chỗ cũ, căn hầm trú ẩn nơi Hitler vừa rời bỏ, đang còn nhiều lính Đức say giấc, đã bị trúng đạn pháo tan tành. Tất cả chỉ còn là đống sắt đá hỗn độn, chôn vùi khá nhiều đồng đội. May mắn thoát chết nhờ giấc mơ đối với Hitler nhưng đó lại là thảm họa đối với loài người, vì Hitler sau này trở thành Quốc trưởng nước Đức, với tham vọng bá chủ toàn cầu, đã gây nên cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2 (1939 - 1945) làm chết nhiều triệu người.
3. Giấc mơ báo bệnh tật: Khá nhiều chuyện kể của các thầy thuốc đã nói lên mối liên quan này:
Theo thầy thuốc Hy Lạp cổ, Q.Galen (131 - 201), một bệnh nhân của ông nằm mơ thấy chân mình hóa đá. Một tuần sau đó, chân người này bị liệt (!).
Vào đầu thế kỷ 20, GS. Ilya Ivanov (Nga) kể: một nữ bệnh nhân có một giấc mơ tuần hoàn (thường xuất hiện trở lại có định kỳ) thấy một con diều hâu mổ vào gan mình. Về sau người này được xác định là bị viêm gan mạn.
Bác sĩ Robin Royston tại Bệnh viện Ticehurst, Sussex (Anh) đã thu thập được gần 400 giấc mơ báo bệnh và nhờ đó đã kịp thời phát hiện bệnh để chữa trị cứu sống: Một bệnh nhân mơ thấy bị một con báo vồ mình, nó chồm lên và một cảm giác đau nhói nơi lưng khi móng vuốt con báo động vào. Sáng ra, kể chuyện cho vợ và nhờ xem giúp chỗ đó. May, người vợ phát hiện có sự biến đổi xấu ở nốt ruồi trên lưng, đi khám được phát hiện ung thư da ác tính ngay tại vị trí ông bị con báo chạm tới. Một phụ nữ khác, nằm mơ thấy có đôi bàn tay ai đó siết lấy cổ họng mình, càng ngày càng chặt hơn. Tỉnh dậy, bà lo lắng và đến bác sĩ. Kết quả chẩn đoán bà ta bị ung thư tuyến giáp ngay vùng cổ họng nơi bị bóp.
4. Sáng tạo và phát minh qua những giấc mơ
Nhà thơ Lý Bạch (701 - 762) đời Đường, Trung Quốc, nằm mơ thấy mình đang đi du ngoạn nơi thanh sơn cẩm tú, chợt nảy sinh câu thơ bất hủ "Mộng du thiên lão ngâm lưu biệt" (nằm mơ thấy trời già bịn rịn ngâm bài thơ tiễn biệt).
Nhà toán học René Descartes (1546 - 1650), người Pháp, một đêm mơ thấy có người hướng dẫn ông ứng dụng số học vào hình học. Nhờ đó, gợi ý cho ông để sau này sáng lập ra lý thuyết hình học giải tích.
Nhà hóa học người Đức F.A Kékulé (1829 - 1896), một buổi ngồi ngủ gật do mệt mỏi vì suy nghĩ về cấu tạo benzen, chợt mơ thấy một con rắn, miệng quay ngoắt cắn ngậm cái đuôi, thành 1 vòng tròn xoay trước mặt. Bừng tỉnh, ông tìm ra kết cấu của benzen là một hình 6 cạnh, ở mỗi đỉnh của hình này là 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử H.
Giáo sư hóa học D.I. Mendeleev (1834 - 1907), người Nga, trong một giấc mơ đã thấy một trang bảng biểu gồm nhiều ô và các nguyên tố hóa học lũ lượt theo nhau rơi vào từng ô thích hợp. Sáng ra, ông lập tức ghi lại ý tưởng thiết lập bảng nguyên tố này. Nhờ đó thiên hạ đã có được: "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" (bảng Mendeleev).
Qua các cuộc điều tra ở Anh, có tới 70% học giả cho rằng những sáng tạo của họ đều từ những gợi ý trong mơ. Còn ở Thụy Sĩ, 51/60 nhà toán học trả lời: có nhiều bài toán hoặc vấn đề được giải đáp trong mơ.
5. Mơ mà như chứng kiến cảnh thực diễn ra
Giấc mơ này được xếp vào chuyện lạ, không thể giải thích.
Ông Edouark Simpson, phóng viên của tờ Globe (địa cầu) ở Boston - Mỹ. Một tối, sau khi nhậu nhẹt say sưa, ông ngủ gục ngay bên bàn làm việc, mãi đến 3 giờ sáng mới tỉnh giấc vì gặp một cơn ác mộng. Thấy mình chứng kiến cảnh núi lửa phun những dòng nham thạch đỏ lừ, nóng bỏng xuống một hòn đảo nhỏ ở Indonesia, có tên Pradome, sau đó là các đợt sóng biển cao như núi, trút xuống và cuốn trôi tất cả, toàn cảnh là sự đổ nát, hỗn độn, hoang tàn với hàng nghìn xác người chết nằm la liệt...
Một điều gì đó thôi thúc ông ghi lại giấc mơ thành một bài phóng sự sinh động y như thật với ghi chú bên ngoài "Tư liệu quan trọng". Đặt bản thảo trên bàn, ông về nhà ngủ tiếp. Sáng hôm sau, tổng biên tập đến, đọc tài liệu đó, tưởng đêm qua Simpson nhận và ghi lại tin trên, nên cho in ngay và đồng thời báo cho Hãng thông tấn A.P biết để thông báo rộng rãi khắp nơi. Đó là ngày 29/8/1883. Hàng chục tờ báo quan trọng nhất nước Mỹ đều cho in về vụ thiên tai lớn đó trên trang nhất. Nhưng sau đó, dư luận tiếp tục đòi hỏi thêm thông tin bổ sung và có người sau khi tra cứu các sách địa lý có ở các thư viện của thành phố Boston, không tìm thấy hòn đảo nào có tên Pradome cả!
Bị chất vấn, báo Globe không biết nói sao, một mặt buộc Simpson phải nghỉ việc, một mặt chuẩn bị ra bài cải chính và xin lỗi. Ai ngờ, tin tức đưa về, tại các bờ biển phía Tây nước Mỹ, Mexico, Nam Mỹ đã xuất hiện những đợt sóng rất lớn, nhiều con tàu bị sóng đánh tơi tả. Tin từ Úc: bầu trời ở phía Bắc đại lục này bị rung động bởi những tiếng nổ như sấm rền. Rồi có tin thiên tai do ngọn núi lửa đã phun trào tàn phá đảo Krakatan, cách Jakarta (Indonesia) 160km về phía Bắc, xảy ra vào ngày 27/8/1883. Báo Globe lập tức rút bài cải chính và đăng tiếp tin tức về thảm họa, đồng thời mời Simpson trở lại làm việc. Cho mãi đến khi Simpson đã già yếu, câu chuyện giấc mơ kỳ lạ của ông mới được hoàn thiện, ông nhận được một tấm bản đồ cổ của một hội nghiên cứu lịch sử Hà Lan gửi biếu, trong đó ghi rõ hòn đảo Krakatan đã từng được thổ dân vùng này gọi là Pradome. Một sự chính xác huyền diệu mà khoa học chưa có lời giải đáp.
Có giấc mơ lặp lại những gì đã thấy trong cuộc sống hằng ngày hoặc phản ánh đầy đủ những ký ức xa xưa. Có giấc mơ với nội dung: đầu Ngô mình Sở, diễn biết bát nháo phi lý. Có giấc mơ đẹp, khi dậy tâm trạng đầy tiếc nuối nhưng cũng có những ác mộng khiến người lạnh toát hoặc ướt đẫm mồ hôi, lúc thức còn bàng hoàng, sợ hãi. Thường thì mơ thấy bạn bè, người thân, bố, mẹ... chiếm đến 45%, những người đã mất: 35% (thường rơi vào giấc mơ của người già và phụ nữ). Việc thường mơ thấy gì phụ thuộc vào địa vị, nghề nghiệp, tuổi, giới tính, hoàn cảnh công tác... Đi sâu vào các giấc mơ, cũng có nhiều điều thú vị, lắm khi khó giải thích.
1. Giấc mơ tiên tri: Nhiều người thường tin vào giấc mơ báo trước cho mình điều gì sắp xảy ra.
Nhà bác học Nga M.V.Lomonosov (1711 - 1765) kể lại: một đêm, ông nằm mơ thấy mình bị đắm tàu, trôi dạt vào một hòn đảo nhỏ, không có người, ở trên biển Bắc Băng Dương, cùng với bố mình. Tỉnh dậy, ông lo lắng và nhắn về quê, hỏi thăm tin tức gia đình. Được tin bố ông đã cùng với một số ngư dân trong làng đi đánh cá ở xa, đã 4 tháng trôi qua, chưa có tin tức gì. Dựa theo trí nhớ trong giấc mơ về vị trí hòn đảo, ông dặn mọi người thân đi tìm giúp. Quả nhiên, sau này, họ đã phát hiện xác cha ông trên một hòn đảo.
2. Giấc mơ cứu mạng: Adolf Hitler kể lại, khi còn là một hạ sĩ trong một đơn vị bộ binh đóng tại Bavière (Pháp), một đêm, vào năm 1917, đang ngủ trong hầm trú ẩn, Hitler chợt mơ thấy mình bị chôn vùi dưới một đống sắt đá nóng hầm hập, máu chảy nhễ nhại, tức ngực, khó thở khiến cho Hitler bừng tỉnh. Bàng hoàng, Hitler ra khỏi hầm, vừa lững thững đi quanh, vừa bận tâm về cơn ác mộng mới gặp. Đột nhiên, tiếng đạn pháo rít, nổ dữ dội trùm lên trận địa. Hitler tìm chỗ ẩn nấp và khi dứt tiếng súng, quay về chỗ cũ, căn hầm trú ẩn nơi Hitler vừa rời bỏ, đang còn nhiều lính Đức say giấc, đã bị trúng đạn pháo tan tành. Tất cả chỉ còn là đống sắt đá hỗn độn, chôn vùi khá nhiều đồng đội. May mắn thoát chết nhờ giấc mơ đối với Hitler nhưng đó lại là thảm họa đối với loài người, vì Hitler sau này trở thành Quốc trưởng nước Đức, với tham vọng bá chủ toàn cầu, đã gây nên cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2 (1939 - 1945) làm chết nhiều triệu người.
3. Giấc mơ báo bệnh tật: Khá nhiều chuyện kể của các thầy thuốc đã nói lên mối liên quan này:
Theo thầy thuốc Hy Lạp cổ, Q.Galen (131 - 201), một bệnh nhân của ông nằm mơ thấy chân mình hóa đá. Một tuần sau đó, chân người này bị liệt (!).
Vào đầu thế kỷ 20, GS. Ilya Ivanov (Nga) kể: một nữ bệnh nhân có một giấc mơ tuần hoàn (thường xuất hiện trở lại có định kỳ) thấy một con diều hâu mổ vào gan mình. Về sau người này được xác định là bị viêm gan mạn.
Bác sĩ Robin Royston tại Bệnh viện Ticehurst, Sussex (Anh) đã thu thập được gần 400 giấc mơ báo bệnh và nhờ đó đã kịp thời phát hiện bệnh để chữa trị cứu sống: Một bệnh nhân mơ thấy bị một con báo vồ mình, nó chồm lên và một cảm giác đau nhói nơi lưng khi móng vuốt con báo động vào. Sáng ra, kể chuyện cho vợ và nhờ xem giúp chỗ đó. May, người vợ phát hiện có sự biến đổi xấu ở nốt ruồi trên lưng, đi khám được phát hiện ung thư da ác tính ngay tại vị trí ông bị con báo chạm tới. Một phụ nữ khác, nằm mơ thấy có đôi bàn tay ai đó siết lấy cổ họng mình, càng ngày càng chặt hơn. Tỉnh dậy, bà lo lắng và đến bác sĩ. Kết quả chẩn đoán bà ta bị ung thư tuyến giáp ngay vùng cổ họng nơi bị bóp.
4. Sáng tạo và phát minh qua những giấc mơ
Nhà thơ Lý Bạch (701 - 762) đời Đường, Trung Quốc, nằm mơ thấy mình đang đi du ngoạn nơi thanh sơn cẩm tú, chợt nảy sinh câu thơ bất hủ "Mộng du thiên lão ngâm lưu biệt" (nằm mơ thấy trời già bịn rịn ngâm bài thơ tiễn biệt).
Nhà toán học René Descartes (1546 - 1650), người Pháp, một đêm mơ thấy có người hướng dẫn ông ứng dụng số học vào hình học. Nhờ đó, gợi ý cho ông để sau này sáng lập ra lý thuyết hình học giải tích.
Nhà hóa học người Đức F.A Kékulé (1829 - 1896), một buổi ngồi ngủ gật do mệt mỏi vì suy nghĩ về cấu tạo benzen, chợt mơ thấy một con rắn, miệng quay ngoắt cắn ngậm cái đuôi, thành 1 vòng tròn xoay trước mặt. Bừng tỉnh, ông tìm ra kết cấu của benzen là một hình 6 cạnh, ở mỗi đỉnh của hình này là 1 nguyên tử C và 1 nguyên tử H.
Giáo sư hóa học D.I. Mendeleev (1834 - 1907), người Nga, trong một giấc mơ đã thấy một trang bảng biểu gồm nhiều ô và các nguyên tố hóa học lũ lượt theo nhau rơi vào từng ô thích hợp. Sáng ra, ông lập tức ghi lại ý tưởng thiết lập bảng nguyên tố này. Nhờ đó thiên hạ đã có được: "Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" (bảng Mendeleev).
Qua các cuộc điều tra ở Anh, có tới 70% học giả cho rằng những sáng tạo của họ đều từ những gợi ý trong mơ. Còn ở Thụy Sĩ, 51/60 nhà toán học trả lời: có nhiều bài toán hoặc vấn đề được giải đáp trong mơ.
5. Mơ mà như chứng kiến cảnh thực diễn ra
Giấc mơ này được xếp vào chuyện lạ, không thể giải thích.
Ông Edouark Simpson, phóng viên của tờ Globe (địa cầu) ở Boston - Mỹ. Một tối, sau khi nhậu nhẹt say sưa, ông ngủ gục ngay bên bàn làm việc, mãi đến 3 giờ sáng mới tỉnh giấc vì gặp một cơn ác mộng. Thấy mình chứng kiến cảnh núi lửa phun những dòng nham thạch đỏ lừ, nóng bỏng xuống một hòn đảo nhỏ ở Indonesia, có tên Pradome, sau đó là các đợt sóng biển cao như núi, trút xuống và cuốn trôi tất cả, toàn cảnh là sự đổ nát, hỗn độn, hoang tàn với hàng nghìn xác người chết nằm la liệt...
Một điều gì đó thôi thúc ông ghi lại giấc mơ thành một bài phóng sự sinh động y như thật với ghi chú bên ngoài "Tư liệu quan trọng". Đặt bản thảo trên bàn, ông về nhà ngủ tiếp. Sáng hôm sau, tổng biên tập đến, đọc tài liệu đó, tưởng đêm qua Simpson nhận và ghi lại tin trên, nên cho in ngay và đồng thời báo cho Hãng thông tấn A.P biết để thông báo rộng rãi khắp nơi. Đó là ngày 29/8/1883. Hàng chục tờ báo quan trọng nhất nước Mỹ đều cho in về vụ thiên tai lớn đó trên trang nhất. Nhưng sau đó, dư luận tiếp tục đòi hỏi thêm thông tin bổ sung và có người sau khi tra cứu các sách địa lý có ở các thư viện của thành phố Boston, không tìm thấy hòn đảo nào có tên Pradome cả!
Bị chất vấn, báo Globe không biết nói sao, một mặt buộc Simpson phải nghỉ việc, một mặt chuẩn bị ra bài cải chính và xin lỗi. Ai ngờ, tin tức đưa về, tại các bờ biển phía Tây nước Mỹ, Mexico, Nam Mỹ đã xuất hiện những đợt sóng rất lớn, nhiều con tàu bị sóng đánh tơi tả. Tin từ Úc: bầu trời ở phía Bắc đại lục này bị rung động bởi những tiếng nổ như sấm rền. Rồi có tin thiên tai do ngọn núi lửa đã phun trào tàn phá đảo Krakatan, cách Jakarta (Indonesia) 160km về phía Bắc, xảy ra vào ngày 27/8/1883. Báo Globe lập tức rút bài cải chính và đăng tiếp tin tức về thảm họa, đồng thời mời Simpson trở lại làm việc. Cho mãi đến khi Simpson đã già yếu, câu chuyện giấc mơ kỳ lạ của ông mới được hoàn thiện, ông nhận được một tấm bản đồ cổ của một hội nghiên cứu lịch sử Hà Lan gửi biếu, trong đó ghi rõ hòn đảo Krakatan đã từng được thổ dân vùng này gọi là Pradome. Một sự chính xác huyền diệu mà khoa học chưa có lời giải đáp.