Monday, October 26, 2009

Hoa mười giờ

Ý nghĩa: Hẹn em lúc 10 h
 
Hoa mười giờ hay rau sam hoa lớn (danh pháp khoa học: Portulaca grandiflora) là một loài cây thân mọng nước, nhỏ, nhiều nhánh và lớn nhanh trong họ Rau sam (Portulacaceae). Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8/9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Là loại cây thân thảo, cao khoảng 10-15 cm. Lá hình dải hơi dẹt, dài 1,5-2 cm, mép nguyên, thân có màu hồng nhạt, lá có màu xanh nhạt.


Loài thực vật này có nguồn gốc Nam Mỹ, nhưng được trồng rộng rãi trong các khu vực ôn đới cũng như trong vai trò của cây trồng một năm theo luống trong vườn. Hoa sặc sỡ, với màu sắc có thể là đỏ, cam, hồng, trắng hay vàng.


Theo tạp chí Birds & Blooms[1], tháng 6 năm 2006 thì "nó được đưa vào các khu vườn của châu Âu khoảng 300 năm trước...nhanh chóng thu được sự phổ biến vì các tính chất y học của nó, bao gồm làm mất đi tiếng nghiến răng, co thắt cơ và làm dịu vết bỏng do thuốc súng".


Loài cây thích hợp với chỗ đất ráo nước và nhiều nắng.

Tại Việt Nam, nó được trồng làm một loại cây cảnh. Trong Đông y người ta cũng dùng nó trong điều trị một số bệnh như viêm họng, eczema, ghẻ, mụn nhọt v.v.


Cây này có tên "hoa mười giờ" có lẽ vì hoa chỉ nở khi nắng cao lúc đứng bóng khoảng "mười giờ" rồi lại khép lại vào buổi chiều.

Tuesday, October 20, 2009

Hoa Thiên lý

Hoa thiên lý - món ăn - bài thuốc

Ý nghĩa: Sự trong sạch, hiên ngang
 
Ở nông thôn nước ta, nhiều nhà có giàn thiên lý. Đây là loại cây dây leo, tên khoa học là Telosma cordata (Burm.f.Merr.) thuộc họ thiên lý, có những lá xanh hình trứng đầu nhọn, mép hơi cong.


Hoa thiên lý mọc thành chùm xim ở kẽ lá, màu xanh dịu, toả hương thơm nhẹ nhàng. Điều rất đáng quý là cây hoa giản dị này còn là một cây thuốc. Từ lâu đời nhân dân ta đã dùng hoa và lá thiên lý làm thuốc.


Bát canh nấu bằng hoa và lá thiên lý non không những có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, trừ được giun kim. Có thể nấu canh thiên lý suông, hoặc nấu với giò sống, cua, tôm, thịt nạc đều ngon.

Canh giò sống hoa thiên lý

Đây là một món ăn ngon và bổ, rất thích hợp trong những bữa cơm mùa hè của chúng ta. Cách chế biến cũng đơn giản, tốt nhất là nấu với nước xương hầm, khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa thiên lý rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu...) đủ dùng.

Canh này ăn ngọt, giàu chất dinh dưỡng, có mùi thơm hoa thiên lý rất quyến rũ, đồng thời được coi là một bài thuốc mát, giải nhiệt, tẩy giun kim thông dụng.

Canh cua hoa thiên lý

Cách làm cua và nấu cũng giống các loại canh cua khác, chỉ thay các loại rau thông thường bằng hoa thiên lý. Đun canh cua sôi, rồi thả hoa thiên lý vào, đun sôi lại, cho gia vị đủ dùng.

Canh này ăn ngon ngọt, có mùi thơm đặc trưng của hoa thiên lý và cũng có tác dụng chữa bệnh như trên.

Trên đây là mấy món canh ngon, đồng thời cũng là những bài thuốc mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt và trừ giun kim. Nếu không sẵn giò sống và cua, chúng ta có thể nấu canh hoa lý với thịt nạc, tôm cũng giống các loại canh tôm, canh thịt khác.

Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc nói trên, gần đây người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lý chữa trĩ (lòi dom) có kết quả tốt.

Cách dùng như sau: Lấy 100g lá thiên lý non và bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc sạch. Rửa sạch chỗ lòi dom bằng nước pha thuốc tím, lấy bông tẩm nước thiên lý đắp lên, băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Thường chỉ chữa 4-5 ngày như trên sẽ thấy kết quả tốt.

Monday, October 19, 2009

Thiên nhiên ngẫu hứng

Dù nhiếp ảnh gia vô tình bắt gặp hay đã mất nhiều thời gian và công sức để chụp được, những bức ảnh này vẫn đem đến sự ngạc nhiên và cảm giác thư giãn cho người xem.
Chào thế giới! Ảnh: Roeselien Raimond.
Cứu!!! Ảnh: Ilia Shalamaev.
Ngày của cá heo. Ảnh: Michael AW.
Nhện xanh. Ảnh: Ib M.
Thuyền trưởng. Ảnh: Gwichin.
Hòa thuận. Ảnh: Shlomi Nissim.
Thân thiết. Ảnh: BogdanBoev.
Vụng về. Ảnh: Jeannette Oerlemans.
Tóm được rồi! Ảnh: TorbenAndersen.
Dàn ca sĩ opera. Ảnh: Cristian Cojocarita.
Bảo vệ hậu phương. Ảnh: Stephen Edds.
Chúc một ngày tốt lành. Ảnh: Vedran Vidak.
Khiêu vũ. Ảnh: Francesco Renzi.
Ngại... Ảnh: William C. Gladish.
Theo VnExpress

Hoa cúc trắng

Innocence - Loyal love - I’ll never tell - Purity – Beauty
Tên tiếng Việt - Tên tiếng Anh - Tên tiếng Pháp - Tên Latin - Ý nghĩa
Hoa cúc kép : Daisy double - Paquerette double - Bellis hortensis - Affection
Hoa cúc đơn : Daisy single - Paquerette simple - Bellis simple - Innocence
Hoa cúc dại : Daisy wild - Marguerite des près - Bellis perennis - Do you love me ?

Hoa cúc trắng thể hiện sự ngây thơ và duyên dáng.



Cúc dại là loài hoa nhỏ thường mọc hoang, có những cánh trắng ngần, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Trẻ em thường thích hái hoa cúc dại để kết thành bó hay xâu thành chuỗi. Ở Anh, cúc dại còn được gọi là Baby’s pet hay Bairnwort có nghĩa là hoa của trẻ em.


Tên tiếng Anh - Daisy - của loài hoa này bắt nguồn từ một từ Saxon, day’s eye, có nghĩa là “con mắt ban ngày”, có lẽ vì hoa nở cùng với ánh sáng ban mai rồi khép lại những cánh trắng khi chiều xuống.


Theo thần thoại La Mã, bông hoa nhỏ bé này có nguồn gốc từ Belides, một trong các nữ thần chăm sóc các khu rừng. Một hôm, khi Belides đang nhảy múa với người yêu của mình là Ephigeus, cô đã lọt vào mắt xanh của Vertumrus, vị thần cai quản các vườn cây. Để bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi này, Flora, nữ chúa các loài hoa, đã biến cô thành một đóa hoa cúc trắng.

Còn theo truyền thuyết của người Ailen cổ, hoa cúc trắng chính là linh hồn những hài nhi đã chết khi vừa mới sinh ra. Chúa rải hoa cúc khắp núi đồi và thảo nguyên, khắp trần gian để làm vơi đi nỗi buồn của những người cha mẹ ấy. Truyền thuyết giải thích tại sao daisy mang ý nghĩa sự trong trắng - ngây thơ.

Người ta tìm thấy rất nhiều hình những bông cúc trên gốm sư Ai Cập cũng như ở những nơi khác suốt vùng Trung Đông. Người Assyria dùng hoa cúc để chữa một số bệnh về mắt. Họ cũng tin rằng, nếu bạn nghiền hoa cúc và trộn chúng với dầu rồi quét lên tóc sẽ làm cho tóc muối tiêu đen trở lại. (Assyria là một đế quốc thời cổ đại ở Tây Nam châu Á, bành trướng từ vịnh Ba Tư đến Ai Cập và vùng Tiểu Á, vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên).

Ở Việt Nam, hoa cúc được xếp vào tứ quý (Mai, Lan, Cúc, Trúc). Người thời xưa yêu hoa cúc vì nó là loài hoa : “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa”. Lá hoa cúc không bao giờ rụng khỏi cành, dù đã héo quắt. Hoa cúc cũng không chịu rụng, dù héo khô vẫn bám lấy cành như người quân tử suốt đời không rời xa lý tưởng của mình. Trong quốc huy nước Nhật cũng có hình hoa cúc .

“Marguerite”-tên tiếng Pháp của hoa cúc, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt ngọc trai “pearl”. Người ta nói rằng, St. Louis đã khắc hình hoa cúc cùng với hoa diên vĩ (fleur-de-lis) và thánh giá trên chiếc nhẫn của ông. Chiếc nhẫn này, theo lời nhà vua, tượng trưng cho tất cả những gì ông yêu quý nhất : tôn giáo, nước Pháp, và vợ ông - Marguerite.

Có một câu nói xưa của người Anh bảo rằng mùa xuân vẫn chưa đến cho tới khi bạn có thể đặt bàn chân mình trên 12 bông cúc. Họ cũng cho là, nếu bạn mơ thấy hoa cúc vào mùa xuân hay mùa hè thì tốt, nhưng nếu vào mùa thu hay mùa đông thì lại là điềm chẳng lành. He loves me, he loves me not, he loves me… Nếu một cô gái nhỏ nhắm mắt lại và hái một chùm cúc dại rồi đếm thì số hoa trong chùm hoa đó sẽ là số năm còn lại trước khi cô lấy chồng. Các thiếu nữ cũng thường bói tình yêu bằng cách lần lượt bứt từng cánh của một bông cúc dại đồng thời lập đi lập lại điệp khúc :

“Chàng yêu ta, chàng không yêu ta, chàng yêu ta…”

Nếu có thể trở thành một bông hoa
Xin được hóa thân thành hoa cúc trắng
Khép nhẹ khi hoàng hôn tĩnh lặng
Và nhờ dương đánh thức lúc ban mai
Ta đón chào tia nắng sớm khoan thai
Và đón cả những long lanh nước mắt

Wednesday, October 14, 2009

Hoa Huệ


Cây hoa huệ thuộc họ thuỷ tiên, hình dáng giống cây tỏi. Hoa huệ có hai giống, huệ đơn còn gọi là huệ xẻ, cây thấp bông ngắn và thưa; huệ kép còn gọi là huệ tứ diện, cây cao, hoa dày và bông dài.


Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, hương thơm ngào ngạt, toả hương về ban đêm. Người ta cho rằng hương thơm của huệ không tốt cho sức khoẻ nên ít ai cắm huệ trong phòng ngủ, nếu có thì ban đêm phải đưa ra ngoài sân. Huệ là thứ hoa được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Cắm huệ vào bình nên rửa chân hoa và thay nước hàng ngày để giữ hoa được lâu. Nước cắm hoa nên nhỏ vài giọt thuốc tím hay thuốc đỏ để diệt khuẩn gây thối chân hoa.


Cây hoa huệ ưa ánh sáng, cho hoa quanh năm. Tuy nhiên, mùa hoa huệ là mùa hè, sang mùa đông thì cây cho ít hoa, hoa cũng nhỏ và bông ngắn hơn so với hoa chính vụ. 

Thơ Với Hoa » Hoa Huệ

Tác Giả: Trịnh Hoài Giang

Thân mảnh mai như thế
Lá lăn tăn trong vườn
Như một chùm cỏ dại
Mà hồn thì mênh mang.

Nắng trong nhụy hoa vàng
Gió mền trên cánh mỏng
Thân vương từng đốt ngắn
Lên bầu trời bao la

Dịu mát như tuổi thơ
Thanh cao màu mây trắng
Một đời hoa ngay thẳng
Đến tàn hương còn bay.

Nụ như xanh búp tay
Chụm đầu thiêm thiếp ngủ
Đột nhiên bừng thức cả
Đất trời hương mê say.

Nhớ thương bao nhiêu ngày
Trao em chùm hoa huệ
Thân mảnh mai như thế
Mà hồn thì mênh mang


Tuesday, October 13, 2009

Hoa vàng

Em đến bên đời, hoa vàng một đoá
Một thoáng hương bay, bên trời phố hạ..


Quái vật trong hang sâu

Ngày xửa ngày xưa, có một hiệp sĩ rất thích mạo hiểm. Chàng đến một ngôi làng có con quái vật nghe đồn là rất khủng khiếp trú ngụ trong một hang sâu. Hiệp sĩ dũng cảm cam đoan rằng chàng sẽ giết con quái vật. Tất nhiên, ai cũng can ngăn chàng, và họ kể lại rằng có nhiều hiệp sĩ dũng cảm khác cũng từng xuống hang, nhưng không ai quay trở ra cả.

Cầm theo một con dao găm, hiệp sĩ bám vào sợi dây và từ từ chui xuống hang. Nhìn quanh, chàng thấy vài bộ xương của những người đi trước, ai cũng cầm vũ khí trong tay nhưng thật khó xác định tại sao họ lại chết.

Bỗng có tiếng động ở đằng sau. Và khi chàng hiệp sĩ quay lại thì thật ngạc nhiên: con quái vật xuất hiện, chỉ nhỏ bằng con thỏ. Nó đang gào thét và phun phì phì để ra oai. Chàng hiệp sĩ cầm dao găm lao theo, nhưng nhanh như cắt, con “quái vật” chạy trốn vào một khe hang bên cạnh.

Tất nhiên, chàng lao theo, và thêm một ngạc nhiên nữa: Ở trong khe hang mà con quái vật lao vào, ngay trên nền đất, hàng đống vàng và kim cương, nằm lăn lóc khắp nơi, còn con quái vật đã biến đâu mất. Quả là một kho báu lớn và dễ dàng để có được. Chỉ cần một phần kho báu này thôi, một người cũng có thể trở thành ông hoàng giàu có suốt cuộc đời. Chàng hiệp sĩ đã quên mất con quái vật.

Nhưng chàng hiệp sĩ lại gặp phải một vấn đề khác: làm sao có thể mang chỗ vàng và kim cương này ra khỏi hang khi mà chàng chẳng có một cái túi nào? Nhưng chàng hiệp sĩ thông minh chợt nảy ra một ý: chàng sẽ ngậm một viên kim cương vào miệng và trèo ra khỏi hang. Tạm thời cứ một viên đã, phần châu báu còn lại chàng sẽ quay lại lấy sau.

Chàng vội vã chọn một viên kim cương to nhất. Tất nhiên, chàng phải phồng cả miệng lên mới ngậm nổi nó. Rồi chàng bám vào sợi dây lúc đầu, trèo lên từ từ. Nhưng càng trèo lên cao, chàng hiệp sĩ càng mệt, nhất là khi miệng cứ phải ngậm một viên kim cương to tướng. Cuối cùng, mệt quá, chàng phải há miệng ra để thở. Khi hít không khí vào, chẳng may, viên kim cương chui tọt vào cổ họng chàng và mắc luôn ở đó. Không thở nổi nữa, chàng dũng sĩ dũng cảm buông tay, rơi xuống đáy hang với những bộ xương và chết ở đó.

Con quái vật trong hang hóa ra chẳng có gì ghê gớm. Kinh khủng hơn cả là con quái vật trong mỗi con người: sự ham muốn sở hữu đôi khi đến mức thiếu suy nghĩ. Bạn có tin như vậy không?

Thursday, October 8, 2009

Phát hiện 3 loài nấm phát sáng chưa từng được biết đến

Giáo sư Sinh học Dennis Desjardin cùng các đồng nghiệp thuộc San Francisco State University đã phát hiện ra 7 loại nấm phát quang mới tăng tổng số loài này từ 64 lên 71.
Các nhà khoa học đã tiến hành tìm kiếm ở Brazil, Dominica, Nhật Bản, Jamaica, Malaysia và Puerto Rico. Trong số đó có tới 4 loại mới và 3 loài chưa từng được biết tới đều thuộc Brazil.

Hiện tượng phát sáng ở động thực vật được các nhà chuyên môn gọi là sự phát quang sinh học nhằm mục đích thu hút bạn tình, hỗ trợ sinh sản, thắp sáng hay để nhằm giao tiếp.

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu thì với sự phát quang sinh học, nấm có thể thu hút các động vật tới giúp các bào tử nấm phát tán trên một khoảng không gian đáng kể.

Từ trước tới giờ, thông thường các nhà khoa học chỉ tìm thấy những loài phát sáng ở một bộ phận duy nhất nào đó. Và sau đó, một số chúng lại bị mất khả năng phát sáng. Tuy nhiên, với 3 loài mới lạ này lại có khả năng phát sáng toàn bộ thân thể và trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Tên của chúng được các nhà khoa học đặt tên lần lượt là Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu)  được tìm thấy ở Sao Paolo. Và Mycena luxperpetua (ánh sáng bất diệt) lấy cảm hứng từ tác phẩm Requiem của Mozart. Loài thứ 3 mang tên Mycena luxarboricola được phát hiện ở Parana.

Ánh sáng vĩnh cửu.
Loài Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu).
mushroom4.jpg
Loài Mycena luxperpetua (ánh sáng bất diệt)
shrooms-3.jpg shrooms-2.jpg
Loài Mycena luxarboricola và Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu) từ trái sang phải.

Monday, October 5, 2009

Hoa Cẩm Nhung (Gloxinia)

Gloxinia, a species of the figwort family, is native to tropical Brazil. It has colorful bell-shaped flowers with solid, marbled, or spotted petals.


Gloxinia là một loài hoa có dáng vẻ nhỏ nhắn với nhiều màu trắng, đỏ, hồng, đỏ tía, tím khi nở có màu sặc sỡ.  

Ý nghĩa: Tôi mến bạn lắm!

 
 
 


Hoa Calla


Hoa Calla là một thành viên trong họ thực vật hoa kèn. Giống Calla có nguồn gốc từ Ethiopia. Nó rất được ưa chuộng vì những đài hoa trắng như tuyết dễ thương, những chiếc lá xanh to bản và nhất là mùi hương dễ chịu. Là hoa biểu tượng cho sắc đẹp lộng lẫy, Calla thường hiện diện trong các bó hoa cầm tay của các cô dâu.





Hoa Calla

Hoa calla, hoa calla
Kìa em xinh đẹp tựa Hằng Nga
Rong chơi giữa chốn thiên đường sáng
Vì em-calla, em kiêu sa...

Hoa calla, hoa calla
Không hiểu vì đâu ta cách xa
Nửa đêm trăng chết trên cành liễu
Gió tỉ tê buồn điệu đám ma

Hoa calla, hoa calla
Biết em còn nhớ chuyện tình ta
Giờ đây xa cách muôn trường đoạn
Nước mắt oan khiên rũa dáng ngà

Hoa calla, hoa calla
Yêu em cạn kiệt cả chakra
Hai mươi bốn tuổi tim đầy máu
Một khối tình si rỉ đến già

Hoa calla, hoa calla
Ai hiểu vì sao ta cách xa ?

QABC 2007/11/28