Giáo sư Sinh học Dennis Desjardin cùng các đồng nghiệp thuộc San Francisco State University đã phát hiện ra 7 loại nấm phát quang mới tăng tổng số loài này từ 64 lên 71.
Các nhà khoa học đã tiến hành tìm kiếm ở Brazil, Dominica, Nhật Bản, Jamaica, Malaysia và Puerto Rico. Trong số đó có tới 4 loại mới và 3 loài chưa từng được biết tới đều thuộc Brazil.
Hiện tượng phát sáng ở động thực vật được các nhà chuyên môn gọi là sự phát quang sinh học nhằm mục đích thu hút bạn tình, hỗ trợ sinh sản, thắp sáng hay để nhằm giao tiếp.
Hiện tượng phát sáng ở động thực vật được các nhà chuyên môn gọi là sự phát quang sinh học nhằm mục đích thu hút bạn tình, hỗ trợ sinh sản, thắp sáng hay để nhằm giao tiếp.
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu thì với sự phát quang sinh học, nấm có thể thu hút các động vật tới giúp các bào tử nấm phát tán trên một khoảng không gian đáng kể.
Từ trước tới giờ, thông thường các nhà khoa học chỉ tìm thấy những loài phát sáng ở một bộ phận duy nhất nào đó. Và sau đó, một số chúng lại bị mất khả năng phát sáng. Tuy nhiên, với 3 loài mới lạ này lại có khả năng phát sáng toàn bộ thân thể và trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Từ trước tới giờ, thông thường các nhà khoa học chỉ tìm thấy những loài phát sáng ở một bộ phận duy nhất nào đó. Và sau đó, một số chúng lại bị mất khả năng phát sáng. Tuy nhiên, với 3 loài mới lạ này lại có khả năng phát sáng toàn bộ thân thể và trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Tên của chúng được các nhà khoa học đặt tên lần lượt là Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu) được tìm thấy ở Sao Paolo. Và Mycena luxperpetua (ánh sáng bất diệt) lấy cảm hứng từ tác phẩm Requiem của Mozart. Loài thứ 3 mang tên Mycena luxarboricola được phát hiện ở Parana.
Loài Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu). |
Loài Mycena luxperpetua (ánh sáng bất diệt) |
Loài Mycena luxarboricola và Mycena luxaeterna (ánh sáng vĩnh cửu) từ trái sang phải. |
No comments:
Post a Comment