Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi - Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình - đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Ở New Zealand, chữ "Tall Poppy" dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn "Corn Rose" là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là "Smoke of the Earth". Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang "yên nghỉ" trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day ?).
Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
Wednesday, November 18, 2009
Tuesday, November 17, 2009
Hoa tulip
Hoa tulíp : tỏ tình yêu, thắng lợi và đẹp đẽ, biểu tượng người yêu hoàn hảo.
Hoa tulíp vàng : tỏ tình yêu nhưng không hi vọng.
Hoa tulíp trắng : tỏ lòng yêu quý.
Hoa tulíp đỏ : tỏ lòng yêu chưa được đáp lại.
Hoa tulíp xanh : tỏ lòng chân thành.
Hoa tulip là sản phẩm xuất khẩu chính của Hà Lan ngày nay, nhưng những củ hoa giống mới chỉ xuất hiện ở Hà Lan từ 1593. Loài hoa biểu tượng của giới quý tộc này, thực ra là những bông hoa dại vùng Trung Á. Tulip xuất phát từ "Turban" khăn xếp đội đầu của đàn ông Hồi giáo, tulip là quốc hoa của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày nay, tulip như là một trong những biểu tượng của Hà Lan. Hoa tulip được trồng chủ yếu ở vùng Lisse nằm giữa Amsterdam và The Hague. Lisse là nơi có vườn hoa Kenkenhof. Hoa tulip bắt đầu nở rộ vào những ngày cuối tháng tư cho đến gần hết tháng năm. Vườn Keukenhof, nơi được coi là công viên quốc gia về hoa tulip của Hà Lan.
Cách Amsterdam một tiếng đi tàu, Keukenhof là khu vườn lớn nhất thế giới với bảy triệu hoa tulip đủ màu sắc. Mở cửa hàng năm vào ngày 20.3 cho đến 20.5 (mỗi năm có thể khác một chút), công viên đón gần bảy trăm nghìn lượt du khách, nhiếp ảnh gia, phóng viên, v.v... đến từ rất nhiều nơi trên thế giới.
Hoa tulíp vàng : tỏ tình yêu nhưng không hi vọng.
Hoa tulíp trắng : tỏ lòng yêu quý.
Hoa tulíp đỏ : tỏ lòng yêu chưa được đáp lại.
Hoa tulíp xanh : tỏ lòng chân thành.
Hoa tulip là sản phẩm xuất khẩu chính của Hà Lan ngày nay, nhưng những củ hoa giống mới chỉ xuất hiện ở Hà Lan từ 1593. Loài hoa biểu tượng của giới quý tộc này, thực ra là những bông hoa dại vùng Trung Á. Tulip xuất phát từ "Turban" khăn xếp đội đầu của đàn ông Hồi giáo, tulip là quốc hoa của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày nay, tulip như là một trong những biểu tượng của Hà Lan. Hoa tulip được trồng chủ yếu ở vùng Lisse nằm giữa Amsterdam và The Hague. Lisse là nơi có vườn hoa Kenkenhof. Hoa tulip bắt đầu nở rộ vào những ngày cuối tháng tư cho đến gần hết tháng năm. Vườn Keukenhof, nơi được coi là công viên quốc gia về hoa tulip của Hà Lan.
Cách Amsterdam một tiếng đi tàu, Keukenhof là khu vườn lớn nhất thế giới với bảy triệu hoa tulip đủ màu sắc. Mở cửa hàng năm vào ngày 20.3 cho đến 20.5 (mỗi năm có thể khác một chút), công viên đón gần bảy trăm nghìn lượt du khách, nhiếp ảnh gia, phóng viên, v.v... đến từ rất nhiều nơi trên thế giới.
Thursday, November 5, 2009
Tulip đâu chỉ ở Hà Lan
Ai cũng biết tulip là quốc hoa của Hà Lan. Nhắc đến Hà Lan là nghĩ tới tulip, mà nhìn thấy tulip cũng mường tượng về Hà Lan. Chính vì rất tự hào về loài hoa xinh đẹp, rực rỡ sắc màu này nên dù đi bất cứ nơi nào trên thế giới, người Hà Lan cũng mang theo tulip. Tại châu Đại dương xa xôi – nơi bạn đọc Mai Uyên đang du học – cũng có một nông trại hoa tulip nổi tiếng như thế.
Những luống hoa tulip đầy sức sống trải dài trong nông trại Tesselaar
Ngoài hoa tulip, còn có thể bắt gặp cối xay gió đậm nét Hà Lan tại Tesselaar
Du khách có thể ngồi xe ngựa tham quan nông trại
Nét đẹp tulip dưới góc máy khoáng đạt của bạn đọc Mai Uyên
Nằm ở Silvan, một vùng thuộc bang Victoria của Úc (cách Melbourne chừng 35km), nông trại này có tên là Tesselaar và được một gia đình người Hà Lan nhập cư lập nên vào đầu thập niên 40 thế kỷ trước. Mục đích chính của nông trại dĩ nhiên là trồng hoa phục vụ kinh doanh. Cho tới năm 1954, những khách du lịch đầu tiên bắt đầu ghé thăm nông trại và gia đình Tesselaar cũng chính thức mở cửa nông trại hoa cho du khách thưởng ngoạn.
Từ đó, lễ hội hoa tulip Tesselaar trở nên quen thuộc với người dân trong vùng cũng như du khách đến từ khắp nơi. Cứ sau những ngày đông lạnh giá - thường rơi vào giữa tháng 9, người dân vùng Silvan lại rủ nhau đi lễ hội hoa trong ánh nắng đầu xuân ấm áp. Tại đây, du khách có thể tìm thấy ít nhất hơn 10 màu và kiểu hoa tulip khác nhau trải mình theo những luống hoa dài tít tắp.
Tại đây có hơn 10 kiểu hoa và màu hoa tulip khác nhau
Tulip xinh đẹp, rực rỡ đầy màu sắc dưới ánh nắng đầu xuân
Du khách có thể ngồi xe ngựa đi tham quan hết nông trại mà không sợ mỏi chân. Trong nông trại còn có những luống hoa dành cho du khách tự tay chọn và cắt lấy hoa mình thích mang về nhà với mức giá dễ chịu. Hoa tulip này chưng cũng được khá lâu.
Năm nay lễ hội diễn ra từ giữa tháng 9 và kéo dài trong 4 tuần với nhiều hoạt động giải trí như các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” đậm chất Hà Lan và Úc. những món ăn dân gian của người Hà Lan…
Những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn"
Quây quần ăn trưa trong khung cảnh đồng quê yên ả
Không chỉ có tulip, nông trại Tesselaar còn ngập tràn những loài hoa đáng yêu khác
Những luống hoa tulip đầy sức sống trải dài trong nông trại Tesselaar
Ngoài hoa tulip, còn có thể bắt gặp cối xay gió đậm nét Hà Lan tại Tesselaar
Du khách có thể ngồi xe ngựa tham quan nông trại
Nét đẹp tulip dưới góc máy khoáng đạt của bạn đọc Mai Uyên
Từ đó, lễ hội hoa tulip Tesselaar trở nên quen thuộc với người dân trong vùng cũng như du khách đến từ khắp nơi. Cứ sau những ngày đông lạnh giá - thường rơi vào giữa tháng 9, người dân vùng Silvan lại rủ nhau đi lễ hội hoa trong ánh nắng đầu xuân ấm áp. Tại đây, du khách có thể tìm thấy ít nhất hơn 10 màu và kiểu hoa tulip khác nhau trải mình theo những luống hoa dài tít tắp.
Tại đây có hơn 10 kiểu hoa và màu hoa tulip khác nhau
Tulip xinh đẹp, rực rỡ đầy màu sắc dưới ánh nắng đầu xuân
Năm nay lễ hội diễn ra từ giữa tháng 9 và kéo dài trong 4 tuần với nhiều hoạt động giải trí như các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” đậm chất Hà Lan và Úc. những món ăn dân gian của người Hà Lan…
Những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn"
Quây quần ăn trưa trong khung cảnh đồng quê yên ả
Không chỉ có tulip, nông trại Tesselaar còn ngập tràn những loài hoa đáng yêu khác
Tuesday, November 3, 2009
Hoa tường vi
Tường vi thuộc họ hồng (Rosacea) là giống hoa đồng nội dễ trồng. Hoa tường vi có mặt khắp nơi. Người dân quê yêu hoa, thường trồng hoa tường vi làm bờ rào. Tường vi thân khá cao dễ chừng đến 2m - quanh thân có gai bén. Lá tường vi là loại lá có bẹ, có khía như lá hồng. Hoa nở rừng chùm ở ngọn, mỗi chùm chừng năm đến bảy hoa. Hoa không lớn như hồng nhưng sắc hoa rực rỡ tươi sáng từ nhạt đến hồng đậm.
Hoa tường vi có đủ sắc và hương. Hoa nhiều, chỉ có điều hoa không lớn và dễ trồng nên không được người sành điệu ưa chuộng chăng? Tường vi đẹp mà kiêu sa như hoa hồng vốn được mệnh danh là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Trái lại tường vi lại lặng lẽ nép bên bờ rào, khiêm tốn tỏa sắc hương như cô thôn nữ. Có ai dám bảo rằng những cô gái quê không đẹp? Chỉ có điều là họ không trau chuốt, không điệu đàng mà thôi.
Sắc hương hoa tường vi không kém hồng. Đứng giữa màu xanh của vùng quê, tường vi đẹp như cô gái quê khỏe mạnh tràn đầy sức sống và khiêm tốn:
Tường vi lặng lẽ đứng trong vườn
Ẩn nhẫn, âm thầm giữ sắc hương
Thôn nữ nghiêng nghiêng cười
dưới nón
Yêu kiều chờ đợi chút tình thương
Tâm sự của tường vi lặng lẽ như thế đó nhưng không vì thế mà tường vi bị lãng quên. Tường vi đã là nhứng nhân của một mối tình ngây thơ trong sáng của đôi trai gái quê, nhưng cuộc tình cũng lắm uẩn khuất khiến nó trở thành bất hủ với bản nhạc “Cô láng giềng” của Hoàng Quý.
Chuyện tình ấy bắt đầu từ những ngày còn bé “đôi ta cùng đứng bên rào tường vi” chàng hái tặng nàng một đóa rồi cài lên mái tóc. Họ âm thầm yêu nhau.
“Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi
Đừng nói đến phân ly”
Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng là mặt nước hồ thu phẳng lặng. Họ lớn lên, chàng đi xây sự nghiệp với cây đàn… Thời xưa ấy học đàn quả là điều rất khó. Chỉ có những công tử Hà Thành con nhà quyền quý mới có đủ điều kiện để học nhạc. Thế mà Hoàng Quý vẫn một tình yêu là cây đàn và mối tình hoa tường vi. Rồi cách mạng tháng Tám và kháng chiến bùng nổ, Hoàng Quý cũng như bao chàng trai khác lên đường đi kháng chiến. Thế là thư từ không qua lại được, rồi họ bặt tin nhau. Bao ngày chờ đợi mỏi mòn. Xuân sắc người thôn nữ như hoa chỉ có một thời!
Khi anh trở về với bao nỗi niềm thì oái ăm thay đó cũng là lúc người con gái lên xe hoa:
“Trước ngõ vào sân vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng”
Và khi chàng đã rõ:
“Tôi biết người ta đón em tưng bừng”
Thế thì còn gì để mà mong mà đợi chờ. Đêm ấy chàng trai Hoàng Quý ôm đàn viết những dòng nhạc “Cô láng giềng”. Lời và nhạc như những dòng máu từ trái tim rạn vỡ mà thành. Thế là mấy hôm sau Hoàng Quý cũng từ giã cõi đời để lại bản nhạc bất hủ sáng ngời như hạt ngọc có hình ảnh đóa tường vi.
Tường vi còn là những kỷ niệm thân thương. Xuân Diệu sau 30 năm xa cách quê nhà, ngày giải phóng anh mới về thăm. Tôi đưa anh đi một vòng quanh vườn, nhà đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn nền trơ trọi. Bước chân lên thềm anh dừng lại bồi hồi xúc động. Anh chỉ tay vào góc vườn bảo:
Em nhớ trồng bụi tường vi nơi này. Ngày xưa ngoại thường hái hoa nơi đây bỏ vào trà. Bà rất thích hương tường vi, trà nhàn nhạt trong xanh. Hình ảnh cũ lại về. Ngày còn bé anh thường hái hoa tường vi hầu trà cho bà.
“Ngoại là người thứ nhất của quê hương”
Hoa tường vi không chỉ là chứng nhân một cuộc tình, một kỷ niệm. Hoa còn đi vào câu hát trong dân gian ở quê tôi. Vào những đêm trăng từng lớp gái trai giã gạo hát hò. Họ trao nhau tình cảm qua câu hát tiếng chày.
Em như một đóa tường vi
Giai lên đến ngọn dễ chi hái về
Một người trong đám hát rằng:
Em như một đóa tường vi
Anh như con bướm sợ gì đám gai
Cô gái không vừa:
Tường vi hoa dại bên rào
Ai mà động đến gai cào sướt tay
Và một chàng trai si tình hát:
Gai cào thì mặc gai cào
Đem về cắm lọ, bưng vào nâng ra
Tình cảm của con người đối với hoa tường vi thật trong sáng sâu đậm. Hoa xứng đáng có mặt trong vườn của người yêu hoa, yêu cây cảnh.
Hoa tường vi có đủ sắc và hương. Hoa nhiều, chỉ có điều hoa không lớn và dễ trồng nên không được người sành điệu ưa chuộng chăng? Tường vi đẹp mà kiêu sa như hoa hồng vốn được mệnh danh là “Hoàng hậu của các loài hoa”. Trái lại tường vi lại lặng lẽ nép bên bờ rào, khiêm tốn tỏa sắc hương như cô thôn nữ. Có ai dám bảo rằng những cô gái quê không đẹp? Chỉ có điều là họ không trau chuốt, không điệu đàng mà thôi.
Sắc hương hoa tường vi không kém hồng. Đứng giữa màu xanh của vùng quê, tường vi đẹp như cô gái quê khỏe mạnh tràn đầy sức sống và khiêm tốn:
Tường vi lặng lẽ đứng trong vườn
Ẩn nhẫn, âm thầm giữ sắc hương
Thôn nữ nghiêng nghiêng cười
dưới nón
Yêu kiều chờ đợi chút tình thương
Tâm sự của tường vi lặng lẽ như thế đó nhưng không vì thế mà tường vi bị lãng quên. Tường vi đã là nhứng nhân của một mối tình ngây thơ trong sáng của đôi trai gái quê, nhưng cuộc tình cũng lắm uẩn khuất khiến nó trở thành bất hủ với bản nhạc “Cô láng giềng” của Hoàng Quý.
Chuyện tình ấy bắt đầu từ những ngày còn bé “đôi ta cùng đứng bên rào tường vi” chàng hái tặng nàng một đóa rồi cài lên mái tóc. Họ âm thầm yêu nhau.
“Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi
Đừng nói đến phân ly”
Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng là mặt nước hồ thu phẳng lặng. Họ lớn lên, chàng đi xây sự nghiệp với cây đàn… Thời xưa ấy học đàn quả là điều rất khó. Chỉ có những công tử Hà Thành con nhà quyền quý mới có đủ điều kiện để học nhạc. Thế mà Hoàng Quý vẫn một tình yêu là cây đàn và mối tình hoa tường vi. Rồi cách mạng tháng Tám và kháng chiến bùng nổ, Hoàng Quý cũng như bao chàng trai khác lên đường đi kháng chiến. Thế là thư từ không qua lại được, rồi họ bặt tin nhau. Bao ngày chờ đợi mỏi mòn. Xuân sắc người thôn nữ như hoa chỉ có một thời!
Khi anh trở về với bao nỗi niềm thì oái ăm thay đó cũng là lúc người con gái lên xe hoa:
“Trước ngõ vào sân vang tiếng pháo
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng”
Và khi chàng đã rõ:
“Tôi biết người ta đón em tưng bừng”
Thế thì còn gì để mà mong mà đợi chờ. Đêm ấy chàng trai Hoàng Quý ôm đàn viết những dòng nhạc “Cô láng giềng”. Lời và nhạc như những dòng máu từ trái tim rạn vỡ mà thành. Thế là mấy hôm sau Hoàng Quý cũng từ giã cõi đời để lại bản nhạc bất hủ sáng ngời như hạt ngọc có hình ảnh đóa tường vi.
Tường vi còn là những kỷ niệm thân thương. Xuân Diệu sau 30 năm xa cách quê nhà, ngày giải phóng anh mới về thăm. Tôi đưa anh đi một vòng quanh vườn, nhà đã bị chiến tranh tàn phá chỉ còn nền trơ trọi. Bước chân lên thềm anh dừng lại bồi hồi xúc động. Anh chỉ tay vào góc vườn bảo:
Em nhớ trồng bụi tường vi nơi này. Ngày xưa ngoại thường hái hoa nơi đây bỏ vào trà. Bà rất thích hương tường vi, trà nhàn nhạt trong xanh. Hình ảnh cũ lại về. Ngày còn bé anh thường hái hoa tường vi hầu trà cho bà.
“Ngoại là người thứ nhất của quê hương”
Hoa tường vi không chỉ là chứng nhân một cuộc tình, một kỷ niệm. Hoa còn đi vào câu hát trong dân gian ở quê tôi. Vào những đêm trăng từng lớp gái trai giã gạo hát hò. Họ trao nhau tình cảm qua câu hát tiếng chày.
Em như một đóa tường vi
Giai lên đến ngọn dễ chi hái về
Một người trong đám hát rằng:
Em như một đóa tường vi
Anh như con bướm sợ gì đám gai
Cô gái không vừa:
Tường vi hoa dại bên rào
Ai mà động đến gai cào sướt tay
Và một chàng trai si tình hát:
Gai cào thì mặc gai cào
Đem về cắm lọ, bưng vào nâng ra
Tình cảm của con người đối với hoa tường vi thật trong sáng sâu đậm. Hoa xứng đáng có mặt trong vườn của người yêu hoa, yêu cây cảnh.
Subscribe to:
Posts (Atom)