Để trốn tránh kẻ thù, các loài động vật mà chủ yếu là côn trùng đã sử dụng những cách thật "độc".
Ngụy trang không chỉ là thứ “độc quyền” của loài tắc kè hoa, loài có khả năng biến đổi màu sắc nhanh như chớp theo màu sắc của môi trường xung quanh. Mà ngay cả gấu trắng Bắc Cực với bộ lông trắng muốt khác với gấu xám ở miền tây bắc Bắc Mỹ hay loài ngựa vằn với sọc đen trắng cũng được gọi là ngụy trang đấy nhé! Và còn rất nhiều loài khác nữa chứ, liệt kê hết ra đây chắc phải mấy cả ngày mất.
Ngụy trang không chỉ là thứ “độc quyền” của loài tắc kè hoa, loài có khả năng biến đổi màu sắc nhanh như chớp theo màu sắc của môi trường xung quanh. Mà ngay cả gấu trắng Bắc Cực với bộ lông trắng muốt khác với gấu xám ở miền tây bắc Bắc Mỹ hay loài ngựa vằn với sọc đen trắng cũng được gọi là ngụy trang đấy nhé! Và còn rất nhiều loài khác nữa chứ, liệt kê hết ra đây chắc phải mấy cả ngày mất.
“Mối lo” lớn nhất của sinh vật sống đó là làm sao để bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù và các loài săn mồi chỉ chờ có cô hội là nuốt chửng mình ngay trong nháy mắt. Vì vậy, để sinh tồn và bảo toàn nòi giống, rất nhiều động vật (đa số là các loài yếu ớt) trong quá trình tiến hóa đã có thêm khả năng ngụy trang hay tự vệ bằng chất độc phát tiết từ cơ thể.
Động vật ngụy trang bằng cách hòa mình vào môi trường xung quanh một cách thật hoàn hảo khiến cho kẻ thù khó có thể nhận ra được.
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ rất “quái chiêu”, động vật mang độc tá trong cơ thể (một số loài ếch hay rắn) lại chọn cho mình cách “quảng cáo” bản thân bằng màu sắc cực kì sặc sỡ, điều này tạo cho các loài săn mồi một “suy nghĩ” cố hữu: Màu sắc lòe loẹt thì đừng có dại mà đụng vào!
Ngay cả quân đội (thế kỉ 18 và 19) trong chiến tranh cũng thường hay dùng các mẫu quân phục có màu sáng hoặc tối, với thiết kế ấn tượng, đầu tiên là để “ra uy” với kẻ thù, sau là giúp cho “lính mới” dễ dàng nhận ra đâu ra địch, đâu là thù, màu sắc đồng đều còn giúp gắn kết các đạo quân nữa.
Bây giờ mời mọi người xem những pha “trình diễn” ngụy trang mãn nhãn nhất của những “bậc thầy” trong tự nhiên nhé:
Thằn lằn Uroplatus có bộ da biến đổi thành nhiều màu sắc đa dạng như nâu, vàng, xanh lá cây hoặc cam để phù hợp với môi trường xung quanh. Loài thằn lằn này thường săn lùng côn trùng vào ban đêm.
Thậm chí đến rêu bám trên thân cây cũng làm "fake" được luôn!
Cách thức ngụy trang độc đáo của loài thằn lằn Uroplatus giúp nó tồn tại trong những cánh rừng mưa nhiệt đới Madagascar. Phần đuôi của loài thằn lằn này “cực độc” luôn, nó xoắn lại giống như một chiếc lá khô đã lìa khỏi cành.
Tưởng đây là cành cây mục chứ!
Hãy để ý chiếc đuôi của chúng xem, không khác gì một chiếc lá!
Châu chấu voi
Một chú châu chấu voi "dưới lốt" chiếc lá khô!
Hoàn hảo!
Chỉ nhìn thoáng qua thì các loài săn mồi rất dễ mắc sai lầm!
Bọ que
Bọ que còn có nickname là "cây gậy di động", có chiều dài từ 11,6mm đến 328mm (cá biệt có loài bọ que "khổng lồ" với chiều dài 55cm, một kỉ lục về chiều dài ở các loài côn trùng). Bọ que có hình dáng giống y hệt những cành cây nhỏ, việc cần làm để ngụy trang chỉ là biến đổi màu sắc thành xanh hay nâu, tùy vào loại cây lá mà thôi!
Thế này đến là bó tay toàn tập rồi!
Bọ ngựa
Ảnh trên là hình loài bọ ngựa ma, có chiều dài chỉ từ 45 đến 50mm thôi. Loài bọ ngựa này có màu sắc phân bố từ nâu cho đến nâu đậm (gần như là đen), có cả màu xanh xám nữa.
Loài bọ ngựa “lá mục” Deroplatys trigonodera khác hẳn họ hàng màu xanh lá của nó. Bề ngoài tiến hóa của nó trông như một chiếc lá mục rữa lẫn vào đất rừng nhiệt đới. Với cặp mắt kép lồ lộ và khả năng ngụy trang của mình, bọ ngựa “lá mục” thật sự là một kẻ săn mồi chuyên nghiệp và có phần an nhàn.
Chúng ẩn nấp, rồi sau một cú phóng nhanh như chớp, đôi chân trước đầy gai của bọ ngựa “lá mục” sẽ cắt toạc những con mồi thiếu cảnh giác.
Phải cho chúng nằm lên lá màu xanh mới rõ được hình dáng đấy!
Bọ lá
Nhìn là biết bọ lá lấy "cảm hứng" ngụy trang từ những chiếc lá. Nhưng chúng "khôn ngoan" và "tỉ mỉ" ở chỗ đến những vết xém và úa trên lá cây cũng được chúng áp dụng luôn vào "siêu phẩm" của mình. Ngay cả lúc di chuyển bọ lá cũng đi theo kiểu tiến rồi lại lùi, vỗ cánh liên tục, làm cho kẻ thù lầm tưởng đấy là những chiếc là chuyển động theo gió.
Bướm lá khô
Loài bướm này đã hoàn thiện khả năng ngụy trang của mình. Khi chúng đậu khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt một chiếc lá khô, với phần đuôi cánh sau kéo dài như cuống lá, một đường màu nâu kéo dài đến chóp cánh trước tạo thành hình gân lá. Khi gặp động chúng bay lên rất cao, nhanh và sâu vào các bụi rậm, do cánh của chúng rất giống với một chiếc lá khô nên rất khó có thể quan sát được.
Ngay đến cả con sâu bướm của loài này cũng có hình dáng giống một chiếc lá khô cuộn lạiDưới đây là những động vật ngụy trang khéo léo đến mức chúng có thể khiến bạn bối rối.
Khả năng ngụy trang bậc thầy khiến những loài động vật này hòa vào môi trường xung quanh đến mức gần như vô hình.
Bạn có thấy một chú nhện cát không?
Đây là loài cá Bọ cạp vàng.
Tắc kè trắng ở sa mạc.
Còn đây la một loài tắc kè sống trên cây.
Cẩn thận nhé có một chú sâu đấy.
Đây là một loài rắn sa mạc.
Phong lan hay bọ ngựa?
Bọ lá.
Nhện tím.
Một chú sâu ngụy trang hoàn hảo.
Ếch đầm lầy.
Ếch lá khô.
Một loài ếch sống trênn cây.
Sư tử Châu Phi.
Báo đốm.
Các dạng cá camu.
Đây là bạch tuộc xanh.
No comments:
Post a Comment