Chúng ta có lẽ ai cũng từng đọc qua những truyện cổ tích như là Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn (Snow White and Seven Dwarves), Cô Bé Lọ Lem (Cinderella), Công Chúa Ngủ Trong Rừng (Sleeping Beauty), v.v… Và cũng có lẽ tất thảy những truyện đó khi chúng ta đọc đều có những chi tiết đẹp, thơ mộng, hay lãng mạn. Tuy nhiên, thực tế thì những truyện cổ tích như thế đều dựa trên những mẩu chuyện đầy máu me, ghê rợn, và tất nhiên là những mẩu chuyện này hoàn toàn không dành cho trẻ con.Thật sự thì ngay cả những phiên bản đầu tiên của truyện cổ Grimm cũng không phải dành cho trẻ con. Anh em nhà Grimm đi góp nhặt những mẩu chuyện cổ truyền miệng trong dân gian với mục đích ban đầu là giữ gìn truyền thống kể chuyện theo kiểu truyền miệng của người Đức. Rồi sau đó, anh em nhà Grimm mới bắt đầu sửa lại và làm giảm bớt đi những chi tiết ghê sợ trong những câu chuyện góp nhặt của họ. Trong đó những bà mẹ độc ác sẽ biến thành những bà mẹ kế xấu xa, những cặp tình nhân chưa cưới sẽ không quan hệ tình dục với nhau, những ông bố đồi bại được đổi thành những con quỷ. Và đây là vài ví dụ tiêu biểu của một số những truyện cổ tích phổ biến nhất
Hoàng Tử Ếch (The Frog King)
Hầu hết mọi người đều đọc phiên bản hoàng tử ếch biến thành người nhờ vào nụ hôn của nàng công chúa. Nhưng ở phiên bản gốc thì thực tế là cô công chúa đã hất con ếch đập vào tường, và sau đó ếch biến thành người.
Cô Bé Quàng Khăn Đỏ (Little Red Riding Hood):
Phiên bản mà chúng ta hay gặp là có người thợ săn đi ngang qua mổ bụng con sói cứu hai bà cháu.
Tuy nhiên người thợ săn là một chi tiết mới được thêm vào sau này. Còn trong một phiên bản trước, của Pháp (được góp nhặt bởi Charles Perrault), câu chuyện đơn giản là cả hai bà cháu đều bị sói ăn thịt. Hết chuyện. Một phiên bản trước nữa là con sói đã lột sạch quần áo của cô bé quăng vào lửa rồi dụ cô bé lên giường cùng nó, sau đó cô bé đã giả vờ đi vào buồng tắm rồi tẩu thoát được.
Tuy nhiên, phiên bản rùng rợn nhất, kinh dị nhất là phiên bản từ cái thời trước khi câu chuyện đến được với Perrault và anh em nhà Grimm. Trong phiên bản này, con sói xẻ thịt bà của cô bé ra, rồi sau đó khi cô bé đến thì nó đã mời cô bé vào bàn dùng bữa tối với các món ăn là thịt và máu của bà cô bé. Cô bé vì đói nên đã lao vào ăn ngon lành, và sau đó con sói thịt luôn cả cô bé. Câu chuyện chấm hết.
Cô Bé Lọ Lem (Cinderella)
Khi nói về kết thúc của truyện cổ tích thì đây là một trong những kiểu mẫu được ưa chuộng nhất. Đây cũng là ước mơ của các cô gái với mong muốn được vươn lên từ bần cùng để trở thành một cô công chúa xinh đẹp lộng lẫy. Như chúng ta đều biết, Lọ Lem có bà mẹ kế và hai bà chị kế rất ghét cô ta, bắt cô ta làm quần quật cả ngày. Cho đến một hôm bà tiên hiện ra cho cô ta quần áo đẹp cùng chiếc xe quả bí để đến dự lễ hội và ở đó cô đã phải lòng chàng hoàng tử. Khi đồng hồ điểm lúc 0:00 thì cô ta phải quay trở về, trong lúc chạy thì cô đã làm rơi chiếc giày thủy tinh. Sau đó hoàng tử mở đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem cũng đến thử nhưng không vừa, chỉ có Lọ Lem là vừa, và từ đó cô cùng hoàng tử sống bên nhau hạnh phúc.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì trong đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem đến thử, người thì cắt ngón chân, người thì cắt gót chân, để vừa với chiếc giày. Tuy nhiên con chim của Lọ Lem đã mách cho hoàng tử biết, và cuối cùng chỉ có Lọ Lem là thử vừa. Sau đó hoàng tử cho mấy con chim mổ mắt của hai bà chị kế và bà mẹ của Lọ Lem để trừng phạt.
Nhân tiện nói thêm, trong truyện này, cho dù có bỏ qua mấy chi tiết rùng rợn, thì cũng có vài chi tiết nếu nhìn kỹ thì thật sự không thích hợp để giáo dục trẻ nhỏ. Lọ Lem là cô gái không có ý chí vươn lên, công việc duy nhất cô ta làm là ngồi đó và mơ mộng. Cô ta mơ mộng chỉ mỗi chuyện lấy được hoàng tử. Và vị hoàng tử đó liệu có thật sự yêu Lọ Lem, vì anh ta không hề nhìn thấy một Lọ Lem dưới vẻ ngoài nhếch nhác, cái mà anh ta thấy là một Lọ Lem lộng lẫy xinh đẹp nhờ vào phép thuật. Điều gì xảy ra khi phép thuật tan biến?! Rõ ràng những chi tiết đó dễ truyền tải đến một thông điệp sai lầm dành cho trẻ em.
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn (Snow White and Seven Dwarves)
Câu chuyện này thì quá đỗi quen thuộc với tất cả mọi người. Một nàng Bạch Tuyết sống cùng với bảy chú lùn, rồi bị bà mẹ kế *** hại bằng trái táo độc, rồi có một chàng hoàng tử ghé ngang qua trao nụ hôn cứu sống nàng, cuối cùng cả hai sống hạnh phúc bên nhau. Một kết thúc quá đẹp.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì bà hoàng hậu mẹ kế của Bạch Tuyết thật ra chính là mẹ ruột của cô ta. Và bà hoàng hậu này có thói quen ăn thịt người. Bà ta đã sai người đi giết Bạch Tuyết và mang tim về không phải chỉ để làm bằng chứng Bạch Tuyết đã chết, mà vì bà ta muốn ăn chúng, không những tim, mà bà ta còn yêu cầu cả gan, phổi cùng với những bộ phận khác. Khi nàng Bạch Tuyết chết nằm trong cỗ quan tài, có một vị hoàng tử ghé ngang qua và mang cỗ quan tài đi, chẳng có nụ hôn nào ở đây cả. Vị hoàng tử này muốn làm gì với xác chết của một cô gái, điều này thì chắc cũng có thể liên tưởng được.Khi mang cỗ quan tài này, do người của hoàng tử đó vấp phải đá làm cỗ quan tài bị sốc, trái táo văng ra ngoài, và Bạch Tuyết sống lại.
Còn có nghi vấn việc Bạch Tuyết thực ra chỉ mới có 7-8 tuổi, vì lúc bắt đầu câu chuyện ở phiên bản gốc thì đó là lúc Bạch Tuyết 7 tuổi. Khi kết thúc câu chuyện, không có chi tiết nào cho biết Bạch Tuyết đã trưởng thành, vậy phải chăng vị hoàng tử đó thích trẻ em?!
Và trong phiên bản của Grimm có một chi tiết khá hãi hùng ở kết chuyện: bà hoàng hậu bị buộc phải mang đôi giày sắt đã được nung đỏ lên, rồi nhảy múa cho đến chết.
Công Chúa Ngủ Trong Rừng (Sleeping Beauty)
Phiên bản quen thuộc: một nàng công chúa bị lời nguyền phải ngủ cả trăm năm. Rồi một chàng hoàng tử ghé qua, trao cho nàng nụ hôn, lời nguyền bị hóa giải, hai người sống với nhau hạnh phúc.
Tuy nhiên, ở phiên bản Pháp của Perrault, thì còn có phần hai. Đó là khi chàng hoàng tử, lúc này là vua, đưa cô công chúa kia về lâu đài. Nhưng bà mẹ của vị vua này, rất thích ăn thịt người, đặc biệt là thịt trẻ con. Thế là trong lúc vị vua đó phải ra ngoài chiến trường, thì bà ta sai người đưa nàng công chúa kia, giờ đã là hoàng hậu, về miền quê để tiện đường ăn thịt hai đứa con của cô gái. Tuy nhiên người đầu bếp đã lừa được bà ta, và giấu hai đứa bé ở nhà ông ta. Bà này sau khi tưởng đã ăn được hai đứa bé, đã tính ăn luôn người đẹp hoàng hậu kia. Một lần nữa ông đầu bếp giấu luôn cả hoàng hậu và hai đứa bé trong nhá ông ta, nhưng rồi cũng bị bà ta phát hiện. Bà ta chuẩn bị một cái nồi lớn chứa mấy con vật ghê rợn như rắn rít trong đó dùng để nấu cùng lúc hai đứa bé, hoàng hậu, và ông đầu bếp kia thì vị vua trở về đúng lúc. Thế là bà ta uất ức quá tự nhảy vào nồi và bị mấy con vật trong nồi bâu vào ăn thịt.
Trong một phiên bản cổ hơn của Ý, thì khi chàng hoàng tử bắt gặp công chúa đang ngủ, anh ta không cưỡng lại được vẻ đẹp của cô gái nên đã cưỡng hiếp cô. Kết quả sau đó cô công chúa có thai và hạ sinh hai đứa con, ngay khi đang ngủ. Một hôm, một trong hai đứa bé đó mút ngón tay của cô, và làm rơi ra mảnh vụn, cái đã khiến cô ngủ đi hàng trăm năm, khi mảnh vụn rơi ra thì cô cũng tỉnh lại.
Nàng Tiên Cá (The Little Mermaid)
Trong phiên bản quen thuộc của Disney, thì kết thúc cuối cùng nàng tiên cá thành người mãi mãi và lấy được chàng hoàng tử.
Còn trong phiên bản gốc của Andersen, bà phù thủy đã cảnh báo nàng tiên cá trước khi lấy đi giọng nói cô ta và biến đuôi thành đôi chân, rằng nếu không lấy được chàng hoàng tử thì cô ta sẽ chết và biến thành bọt biển. Tuy nhiên chàng hoàng tử không yêu nàng tiên cá, mà cưới người khác. Và cô ta có nhiệm vụ phải giết chàng hoàng tử nếu muốn được lấy lại đuôi và sống thêm 300 năm nữa, bằng không sẽ bị chết lúc mặt trời mọc. Nàng tiên cá không đành lòng làm chuyện ấy, và trong lúc tuyệt vọng, cô ta đã tự tử bằng cách gieo mình xuống biển sâu.
Hoàng Tử Ếch (The Frog King)
Hầu hết mọi người đều đọc phiên bản hoàng tử ếch biến thành người nhờ vào nụ hôn của nàng công chúa. Nhưng ở phiên bản gốc thì thực tế là cô công chúa đã hất con ếch đập vào tường, và sau đó ếch biến thành người.
Cô Bé Quàng Khăn Đỏ (Little Red Riding Hood):
Phiên bản mà chúng ta hay gặp là có người thợ săn đi ngang qua mổ bụng con sói cứu hai bà cháu.
Tuy nhiên người thợ săn là một chi tiết mới được thêm vào sau này. Còn trong một phiên bản trước, của Pháp (được góp nhặt bởi Charles Perrault), câu chuyện đơn giản là cả hai bà cháu đều bị sói ăn thịt. Hết chuyện. Một phiên bản trước nữa là con sói đã lột sạch quần áo của cô bé quăng vào lửa rồi dụ cô bé lên giường cùng nó, sau đó cô bé đã giả vờ đi vào buồng tắm rồi tẩu thoát được.
Tuy nhiên, phiên bản rùng rợn nhất, kinh dị nhất là phiên bản từ cái thời trước khi câu chuyện đến được với Perrault và anh em nhà Grimm. Trong phiên bản này, con sói xẻ thịt bà của cô bé ra, rồi sau đó khi cô bé đến thì nó đã mời cô bé vào bàn dùng bữa tối với các món ăn là thịt và máu của bà cô bé. Cô bé vì đói nên đã lao vào ăn ngon lành, và sau đó con sói thịt luôn cả cô bé. Câu chuyện chấm hết.
Cô Bé Lọ Lem (Cinderella)
Khi nói về kết thúc của truyện cổ tích thì đây là một trong những kiểu mẫu được ưa chuộng nhất. Đây cũng là ước mơ của các cô gái với mong muốn được vươn lên từ bần cùng để trở thành một cô công chúa xinh đẹp lộng lẫy. Như chúng ta đều biết, Lọ Lem có bà mẹ kế và hai bà chị kế rất ghét cô ta, bắt cô ta làm quần quật cả ngày. Cho đến một hôm bà tiên hiện ra cho cô ta quần áo đẹp cùng chiếc xe quả bí để đến dự lễ hội và ở đó cô đã phải lòng chàng hoàng tử. Khi đồng hồ điểm lúc 0:00 thì cô ta phải quay trở về, trong lúc chạy thì cô đã làm rơi chiếc giày thủy tinh. Sau đó hoàng tử mở đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem cũng đến thử nhưng không vừa, chỉ có Lọ Lem là vừa, và từ đó cô cùng hoàng tử sống bên nhau hạnh phúc.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì trong đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem đến thử, người thì cắt ngón chân, người thì cắt gót chân, để vừa với chiếc giày. Tuy nhiên con chim của Lọ Lem đã mách cho hoàng tử biết, và cuối cùng chỉ có Lọ Lem là thử vừa. Sau đó hoàng tử cho mấy con chim mổ mắt của hai bà chị kế và bà mẹ của Lọ Lem để trừng phạt.
Nhân tiện nói thêm, trong truyện này, cho dù có bỏ qua mấy chi tiết rùng rợn, thì cũng có vài chi tiết nếu nhìn kỹ thì thật sự không thích hợp để giáo dục trẻ nhỏ. Lọ Lem là cô gái không có ý chí vươn lên, công việc duy nhất cô ta làm là ngồi đó và mơ mộng. Cô ta mơ mộng chỉ mỗi chuyện lấy được hoàng tử. Và vị hoàng tử đó liệu có thật sự yêu Lọ Lem, vì anh ta không hề nhìn thấy một Lọ Lem dưới vẻ ngoài nhếch nhác, cái mà anh ta thấy là một Lọ Lem lộng lẫy xinh đẹp nhờ vào phép thuật. Điều gì xảy ra khi phép thuật tan biến?! Rõ ràng những chi tiết đó dễ truyền tải đến một thông điệp sai lầm dành cho trẻ em.
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn (Snow White and Seven Dwarves)
Câu chuyện này thì quá đỗi quen thuộc với tất cả mọi người. Một nàng Bạch Tuyết sống cùng với bảy chú lùn, rồi bị bà mẹ kế *** hại bằng trái táo độc, rồi có một chàng hoàng tử ghé ngang qua trao nụ hôn cứu sống nàng, cuối cùng cả hai sống hạnh phúc bên nhau. Một kết thúc quá đẹp.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì bà hoàng hậu mẹ kế của Bạch Tuyết thật ra chính là mẹ ruột của cô ta. Và bà hoàng hậu này có thói quen ăn thịt người. Bà ta đã sai người đi giết Bạch Tuyết và mang tim về không phải chỉ để làm bằng chứng Bạch Tuyết đã chết, mà vì bà ta muốn ăn chúng, không những tim, mà bà ta còn yêu cầu cả gan, phổi cùng với những bộ phận khác. Khi nàng Bạch Tuyết chết nằm trong cỗ quan tài, có một vị hoàng tử ghé ngang qua và mang cỗ quan tài đi, chẳng có nụ hôn nào ở đây cả. Vị hoàng tử này muốn làm gì với xác chết của một cô gái, điều này thì chắc cũng có thể liên tưởng được.Khi mang cỗ quan tài này, do người của hoàng tử đó vấp phải đá làm cỗ quan tài bị sốc, trái táo văng ra ngoài, và Bạch Tuyết sống lại.
Còn có nghi vấn việc Bạch Tuyết thực ra chỉ mới có 7-8 tuổi, vì lúc bắt đầu câu chuyện ở phiên bản gốc thì đó là lúc Bạch Tuyết 7 tuổi. Khi kết thúc câu chuyện, không có chi tiết nào cho biết Bạch Tuyết đã trưởng thành, vậy phải chăng vị hoàng tử đó thích trẻ em?!
Và trong phiên bản của Grimm có một chi tiết khá hãi hùng ở kết chuyện: bà hoàng hậu bị buộc phải mang đôi giày sắt đã được nung đỏ lên, rồi nhảy múa cho đến chết.
Công Chúa Ngủ Trong Rừng (Sleeping Beauty)
Phiên bản quen thuộc: một nàng công chúa bị lời nguyền phải ngủ cả trăm năm. Rồi một chàng hoàng tử ghé qua, trao cho nàng nụ hôn, lời nguyền bị hóa giải, hai người sống với nhau hạnh phúc.
Tuy nhiên, ở phiên bản Pháp của Perrault, thì còn có phần hai. Đó là khi chàng hoàng tử, lúc này là vua, đưa cô công chúa kia về lâu đài. Nhưng bà mẹ của vị vua này, rất thích ăn thịt người, đặc biệt là thịt trẻ con. Thế là trong lúc vị vua đó phải ra ngoài chiến trường, thì bà ta sai người đưa nàng công chúa kia, giờ đã là hoàng hậu, về miền quê để tiện đường ăn thịt hai đứa con của cô gái. Tuy nhiên người đầu bếp đã lừa được bà ta, và giấu hai đứa bé ở nhà ông ta. Bà này sau khi tưởng đã ăn được hai đứa bé, đã tính ăn luôn người đẹp hoàng hậu kia. Một lần nữa ông đầu bếp giấu luôn cả hoàng hậu và hai đứa bé trong nhá ông ta, nhưng rồi cũng bị bà ta phát hiện. Bà ta chuẩn bị một cái nồi lớn chứa mấy con vật ghê rợn như rắn rít trong đó dùng để nấu cùng lúc hai đứa bé, hoàng hậu, và ông đầu bếp kia thì vị vua trở về đúng lúc. Thế là bà ta uất ức quá tự nhảy vào nồi và bị mấy con vật trong nồi bâu vào ăn thịt.
Trong một phiên bản cổ hơn của Ý, thì khi chàng hoàng tử bắt gặp công chúa đang ngủ, anh ta không cưỡng lại được vẻ đẹp của cô gái nên đã cưỡng hiếp cô. Kết quả sau đó cô công chúa có thai và hạ sinh hai đứa con, ngay khi đang ngủ. Một hôm, một trong hai đứa bé đó mút ngón tay của cô, và làm rơi ra mảnh vụn, cái đã khiến cô ngủ đi hàng trăm năm, khi mảnh vụn rơi ra thì cô cũng tỉnh lại.
Nàng Tiên Cá (The Little Mermaid)
Trong phiên bản quen thuộc của Disney, thì kết thúc cuối cùng nàng tiên cá thành người mãi mãi và lấy được chàng hoàng tử.
Còn trong phiên bản gốc của Andersen, bà phù thủy đã cảnh báo nàng tiên cá trước khi lấy đi giọng nói cô ta và biến đuôi thành đôi chân, rằng nếu không lấy được chàng hoàng tử thì cô ta sẽ chết và biến thành bọt biển. Tuy nhiên chàng hoàng tử không yêu nàng tiên cá, mà cưới người khác. Và cô ta có nhiệm vụ phải giết chàng hoàng tử nếu muốn được lấy lại đuôi và sống thêm 300 năm nữa, bằng không sẽ bị chết lúc mặt trời mọc. Nàng tiên cá không đành lòng làm chuyện ấy, và trong lúc tuyệt vọng, cô ta đã tự tử bằng cách gieo mình xuống biển sâu.
No comments:
Post a Comment