TỔNG QUAN VỀ SƠN CA
* Gồm các loài chim bé cỡ bằng chim sẻ. Giò của sơn ca phủ vảy cả hai mặt trước, sau (dưới kính lúp). Cạnh sau của giò tròn mà không sắc như những họ khác thuộc bộ Sẻ. Các loài chim của họ này thường sống dưới mặt đất do đó giò và ngón chân cũng có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất. Giò khá dài, khoẻ, móng chân ở móng cái thường dài và thẳng. Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm. Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp.
Đuôi có 12 lông. Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biệt với đất và cỏ khô. Chim đực, cái có bộ lông giống nhau hay hơi khác nhau. Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn. Họ này thường sống ở đồng ruộng, bãi cỏ ở đồng bằng và miền núi. Thức ăn chính là côn trùng và hạt cỏ dại. Làm tổ trên mặt đất trong các bụi cỏ. Mỗi lứa đẻ 3-5 trứng. Thời gian ấp trứng từ 12-16 ngày. Họ này phân bố rộng trên thế giới gồm 47 loài. Ở Việt Nam có 4 loài thuộc 2 giống.
Tại Việt Nam, Sơn Ca được ưa chuộng nhất là loài sống ở Đà Nẵng đến Quảng Ninh do màu lông sáng hơn và có giọng hót hay hơn những nơi khác.(ở SGN thường gọi chung là sơn ca Huế)
Phần lớn các nghệ nhận đánh giá Sơn Ca có đẳng cấp không loài nào có thể qua mặt, tuy vẻ bề ngoài xấu xí nhưng Sơn Ca có giọng hót dài, âm thanh thánh thót và âm diệu du dương thay đổi liên tục như tiếng suối reo , thác đổ...
Chim sơn ca là loài chim có tập quán sinh hoạt dưới mặt đất là chính (không thể đậu và chuyền trên cành cây) vùng đồi thấp hoặc đấy bãi bằng cây cối lúp xúp (không ở trong rừng)
Vùng có sơn ca: Sơn ca thi có thể nói là cả 3 miền của Việt Nam đều có như hay nhất thì có sơn ca tại Bãi Cháy (Quảng Ninh): vừa lớn con, đẹp, giọng hót thì tuyệt; sơn ca Huế: lớn con, lông màu vàng nghệ, trán nổi vân; sơn ca Đà Nẵng: vân khía hót cũng hay; sơn ca Bà Điểm, Long Thành : hơi nhỏ con, màu lông tối, rất nhát, nuôi lâu dạn nhưng hót được
No comments:
Post a Comment