Tuesday, November 30, 2010

Cali mùa lá đỏ

Những rừng phong với sắc vàng, sắc đỏ của lá, của những vỏ cây màu trắng mốc thếch, xù xì luôn là nỗi ám ảnh đầy mê hoặc đối với những bước chân lãng du. Có thể là ở Kyoto (Nhật Bản) hay Seoul (Hàn Quốc); hoặc là khu rừng phong bạt ngàn ở đất nước Nga xa xôi… Và những vạt rừng phong trải dài ngút tầm mắt ở California (Mỹ) cũng không là ngoại lệ.
Bắt đầu từ sau Ngày Lao động (Labor Day) hồi tháng 9, những khu rừng phong đã bắt đầu ngả sang hai sắc màu vàng, xanh. Lá phong vẫn chưa rụng nhiều. Những con đường đi vào rừng ngập tràn sắc nắng. Cỏ xanh hai bên vệ đường cứ mơn man từng bước chân du khách.
Đến khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 đã thấy những mảng lá phong màu đỏ ấm, như muốn làm bớt đi cái lạnh giá của cuối thu, đầu đông. Sắc lá xanh không còn thẫm màu, như cố vương vấn chút tiết trời đầu thu.
Thế nhưng, dẫu cho ánh nắng có chói chang đến mấy, thì tiết trời lành lạnh cũng đủ để nhuộm vàng, tô đỏ cho những vòm cây phong. Cứ như trên bầu trời lấp lóa bao nhiêu là những cầu vồng đa sắc sau mưa.
Và đến tháng 11, khi mùa Lễ Tạ ơn đến thì rừng phong đã đỏ thẫm một màu. Ánh nắng đã khiến cho sắc trắng vỏ cây phong bớt nhợt nhạt như hồi đầu thu.
Năm nay, Lễ Tạ ơn rơi vào ngày thứ năm, liền mạch với những ngày nghỉ cuối tuần. Thế nên, người dân California sau buổi tiệc với gà tây, với khoai tây, với thịt nhồi, với nước sốt trái cranberry và nhất là không thể thiếu bánh bí ngô truyền thống lại đưa nhau vào rừng dạo chơi.
Lúc này, màu nắng chiếu xuyên qua những tán lá phong đỏ thẫm đã vàng sóng sánh màu mật ong hổ phách ngất ngây bao ánh mắt đang mê mải ngắm nhìn.
Chiếc lá phong vàng úa rơi khẽ khàng khiến du khách Việt ngẩn người nhớ những câu thơ trong bài Tiếng Thu nổi tiếng của nhà thơ Lưu Trọng Lư:
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Dẫu đang ở trên đất Mỹ nhưng những chiếc lá phong đỏ ối lẻ loi trên thân cây cứ khiến du khách nhớ da diết bài thơ "Mùa lá rụng" của nữ sĩ người Nga - Olga Fyodorovna Berggolts:
Những tấm biển treo dọc trên đại lộ
Nhắc ai đi ngang, dù đầy đủ lứa đôi
Nhắc cả những ai cô độc trong đời:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Ôi trái tim tôi, trái tim của một mình tôi
Ðập hồi hộp giữa phố hè xa lạ
Buổi chiều kéo lang thang mưa giá
Khẽ rung lên bên khuôn cửa sáng đèn
Ở đây tôi cần ai, khi xuôi ngược một mình,
Tôi có thể yêu ai, ai làm tôi vui sướng:
"Tránh đừng động vào cây, mùa lá rụng!"
Nhắc suốt đường cũng chỉ bấy nhiêu thôi!
Những con đường hun hút đầy biểu cảm, đầy chất thơ như thế cứ níu kéo biết bao bước chân độc hành. Rừng phong California chỉ đơn giản là vậy mà đã nắm níu chúng tôi đến thể nào.

Monday, November 29, 2010

Hoa Dã Yên Thảo

Petunia
Họ Cà (Solanaceae)


Dã Yên Thảo là cây bản địa của các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ở khu vực Nam Mỹ.



Đặc điểm sinh học:

Dã Yên Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã Yên Thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã Yên Thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, Pentunia violacea và Pentunia inflata.

Dã Yên Thảo được chia thành 2 kiểu cây:

-Dã Yên Thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm.




-Dã Yên Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ.




Hoa Dã Yên Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại Dã Yên Thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt (chỗ này Poin xin bổ sung thêm là hoa có mùi benzen).




Người ta thường trồng Dã Yên Thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại Dã Yên Thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp.

Cách trồng và chăm sóc:




Gieo hạt trong nhà vào những khay nhỏ và mang trồng ngoài vườn khi hết sương giá. Khi trồng ngoài vườn nhớ để khoảng cách giữa các cây 30 – 45 cm. Cũng có thể gieo hạt và trồng luôn trong chậu. Với Dã Yên Thảo dạng bụi nhớ kiếm cái chậu nào lớn lớn một chút. Ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi. Cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch vào giữa mùa hoa. Dã Yên Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.

Những người quái dị nhất

Dưới đây là một số ảnh chụp những người nổi tiếng kỳ lạ và quái dị nhất từ một cuộc triển lãm ảnh ở Bảo tàng Lịch sử St. Petersburg.
1. Người có mũi thẳng:





2. Người có một khuôn mặt khác trên đầu:



3. Người có ngón tay và chân dị thường:




4. Người phụ nữ có khuôn mặt xấu xí nhất:





5. Người chỉ có một con mắt chính giữa mặt:



6. Người có con mắt có thể đưa ra ngoài:




7. Người có khả năng xoay đầu 180 độ. Có lẽ vấn đề nằm ở xương cổ. Ông ta đang xoay một vòng:


8. Người phụ nữ này có mũi giống heo cuối cùng phải tự tử:


9. Người có 3 mắt và môi giống thỏ! Ông ta tự tử năm 48 tuổi:






10. Người có 4 mắt:



11. Người giống thú sống cùng động vật ở rừng thuộc Nga:






12. Người đàn ông này nặng 541 kg:




13. Hai chị em song sinh dính nhau ở lưng:



14. Người có một cái đầu nhỏ khác trên đầu:


Armond

Tuesday, November 23, 2010

Động vật cực khôn trong giới sinh tồn

12 loài vật cực khôn trong cạnh tranh sinh tồn

Trích:
Thế giới tự nhiên là một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt. Và ở đó, người ta được chiêm ngưỡng những cách tự vệ vô cùng độc đáo của các loài động vật.

1. Nhím
Người Anh gọi nhím là con lợn bờ rào vì nó dũi đất đào rễ cây để ăn nơi bờ rào chẳng khác gì lợn rừng. Nhím là loài có ** duy nhất có lông gai. Khi cảm thấy mình bị đe dọa, con vật láu lỉnh này cuộn tròn lại như trái banh, giấu đầu, tai và chân vào trong, chĩa ra ngoài những chiếc lông nhọn hoắt. Nếu những chiếc lông gai cũng tỏ ra mất tác dụng trước kẻ thù, chúng lập tức áp dụng phương án B: nhím tìm đến những loài cây độc, nhá lấy nước (và hoàn toàn không nuốt) rồi liếm lên gai. Kẻ thù nào tiếp xúc với gai nếu không chết thì cũng tê liệt.
2. Thằn lằn lưỡng cư Tây Ban Nha
Nằm dài sưởi nắng ở Costa del Amphibian (Bờ biển những động vật lưỡng cư) ; những con vật nhỏ bé này có bộ mặt trông rất giống Người ngoài hành tinh. Khi gặp nguy hiểm, chúng phóng vọt đi, nhanh tên bắn để lẩn trốn. Nếu chẳng may rơi vào tay kẻ địch chúng sẽ tiết từ cơ thể ra một chất độc trắng như sữa ra ngoài lớp da. Đầu nhọn của các giẻ xương sườn tì vao lớp da sẽ trở thành những mũi tên độc mà thật vô phúc nếu kẻ địch bị đâm phải.
3. Hổ mang phun nọc
Khi rắn hổ mang bạnh hai bên hàm ra là lúc cực kỳ nguy hiểm, phải tránh thật xa. Xa là bao nhiêu ? Xin thưa, với những chiếc răng nanh cấu tạo đặc biệt có lỗ nhỏ, con vật bò sát đáng sợ này có thể phun một lượng nọc độc xa đến gần 3 mét và mục tiêu tấn công của nó là mắt kẻ thù trong 80% thời gian. Bị nọc rắn phun vào, giác mạc cuả bạn bị buốt thê thảm và nặng hơn nữa sẽ là mù. Đó là chưa kể nếu gần hơn, nó sẽ mổ để đưa nọc độc trực tiếp vào cơ thể đối phương.
4. Kiến đánh bom liều chết Malaixia
Nếu con côn trùng này sắp bị chết trong một cuộc chiến thất bại, nó cố sức làm đối thủ phải thua thiệt một điều gì đó, hoặc cùng chết (mà trong truyện chưởng gọi là “đồng quy ư tận”) mới cam lòng. Thấy đã hết hy vọng sống sót, nó co bụng vào và phóng thả ra một chất độc từ tuyến dưới hàm, bằng cách tự mình bẻ gãy đầu mình để chất độc phun ra khắp các hướng xung quanh, làm địch thủ nếu không chết cũng bị thương nặng. Đúng là một kẻ đánh bom liều chết.
5. Ếch vàng phóng độc
Sự phối hợp các mảng màu vàng, da cam và lá cây là dấu hiệu thiên nhiên cảnh báo về một loài ếch cực độc sống trong rừng Amazon. Các thổ dân của Colombia rất sợ chúng. Họ cho biểt, chỉ một liều thuốc độc mà con ếch sặc sỡ rất xinh đẹp và bé xíu này phóng ra đủ làm chết 10 người đàn ông trưởng thành.
6. Rái mỏ vịt
Những nhà khoa học đầu tiên thấy con rái mỏ vịt phì cười, cho rằng đó là trò bịp bợm của một kẻ nào đó, vì thú lại có mỏ giống hệt mỏ vịt và chân lại tựa như chiếc bơi chèo. Nhưng nếu bạn có thời gian để quan sát con vật yêu thích nước này thì cũng thấy nhiều điều lý thú. Được sinh ra với những chiếc vuốt sắc ở gót chân sau, con rái cá đực có thể giải phóng chất độc. Rái cá sẽ dùng chúng làm vũ khí vừa tự vệ vừa tấn công. Bây giờ bạn không cười chế nhạo chúng rồi chứ. 7. Bạch tuộc
Tên quỷ quyệt ở thuỷ cung này là một bậc thầy về sự giả trang và thoát xác. Những sắc tố đặc biệt và sự biến hoá tài tình của những cơ cho phép nó biến đổi màu sắc và hình dạng theo môi trường và hoàn cảnh. Để lẩn trốn nó phun ra một đám mực đen kịt để che mắt đối phương hoặc ẩn nấp trong một cái hang bất kể hình dạng ra sao. Chẳng những thế mùi của nó cũng thay đổi luôn.
8. Gấu túi
Trong số các phương cách quen thuộc để đối phó với hiểm nguy là sẵn sàng đương đầu, xa chạy cao bay hoặc nguỵ trang… thì gấu túi bổ sung thêm một cách nữa là giả chết để tự vệ. Ngã lăm quay ra, nằm bất động, dù có bị đối thủ lật qua lật lại cũng không nhúc nhích. Địch thủ cho rằng mình đã tòan thắng bỏ đi một lúc, nó mới bò dậy, trở về nhà. Đôi khi địch thủ còn nghi ngờ, quay trở lại, gấu túi còn chảy rớt rãi và bốc mùi như một con vật chết đã lâu để đánh lừa. Kẻ chiến thắng rất yên tâm, bỏ đi hẳn. Thế là thoát .
9. Bọ bỏ bom
Trung tiện được dùng làm một vũ khí độc đáo trong thrrs giới côn trùng của một con vật mang tên là bọ bỏ bom (trong dân gian còn gọi là bọ đánh rắm). Khi lâm nguy, một phản ứng hoá học trong bụng bọ bỏ bom sẽ lập tức xảy ra, sinh nhiệt và áp suất. Sản phẩm của phản ứng là một chất khí nóng rát và độc sẽ phụt ra từ một tuyến dưới hậu môn kèm theo một tiếng nổ, có thể làm chết các con côn trùng khác. Chúng bỏ bom đấy.
10. Thằn lằn có sừng
Thay đổi kích thước cũng là vũ khí tự vệ. Ít ra điều này đúng với loài thằn lằn trên vùng sa mạc ở Mỹ. Gặp địch thủ, thằn lằn có sừng chẳng có đâu để chạy, chẳng có chỗ nào để lẩn trốn. Nó đành đứng tại chỗ, phồng mình lên, lập tức to gấp đôi. Đối thủ thấy vậy, sợ hãi bỏ trốn. Nếu kẻ địch vẫn hung hăng không sợ, nó mới dùng đến vũ khí tiếp sau: từ góc mắt, bắn ra một tia máu độc vào đối thủ.
11. Ngựa vằn
Bất kỳ loài thú nào gặp chúa sơn lâm là sư tử, chỉ có mỗi một cách là chạy. Nhưng với chú ngựa vằn thì chưa chắc. Những vết vằn vện trên thân vốn dĩ đã làm các con vật khác khó phát hiện, thì vào những buổi bình minh hoặc nhá nhem tối, vết vằn vện đặc biệt có hiệu quả, chúng khiến cho sư tử bị đánh lừa, không xác định được khoảng cách khi đuổi theo ngựa vằn.
12. Chồn hôi
Vũ khí mùi cũng là loại vũ khí tự vệ độc đáo dường như chỉ có ở lòai vật cbốn chân có bộ lông mượt mà là chồn hôi. Chúng đuổi kẻ thù bằng cách từ một tuyến dầu ở phía đuôi phun ra một lớp “sương mù” hôi hám, tanh tưởi khiến loài vật nào – có lẽ chỉ trừ chủ nhân – cũng cảm thấy khó chịu mà nhanh chóng lảng tránh. Mùi khó ngửi ấy lan toả đến 3 mét và tồn tạo trong nhiều ngày.

Monday, November 22, 2010

Xây thành phố nổi giữa Thái Bình Dương

Trích:
Năm 2025, con người trong tương lai có thể sống trong những tòa tháp hình hoa loa kèn được xây dựng trên những thành phố nổi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương.


Mỗi "đảo" nổi có một tòa tháp trung tâm với sức chứa từ 10.000 - 50.000 người. (Ảnh: Internet).
Theo báo Daily Mail, công ty công nghệ xây dựng Shimizu vừa giới thiệu mô hình thành phố nổi trên biển Green Float. Các thành phố xanh này sẽ giúp giảm tải cho các thành phố trên đất liền đang trở lên ngày càng đông đúc và ô nhiễm.

Một thành phố Green Float sẽ bao gồm nhiều "
đảo" nổi. Mỗi hòn đảo này sẽ có một tháp trung tâm có đường kính 1 km. Các hòn đảo này sẽ trôi tự do trên vùng biển gần xích đạo ở Thái Bình Dương hoặc có thể gắn lại với nhau để hình thành một thành phố lớn hay một quốc gia trên biển.

Tòa tháp trung tâm của mỗi hòn đảo có khả năng chứa được từ 10.000 đến 50.000 người. Chúng sẽ được bao quanh bởi các khu rừng, đồng cỏ và khu vực trang trại tự sản xuất lương thực phục vụ hòn đảo. Ngoài ra, mỗi hòn đảo đều có một cảng biển, sân bay và bãi tắm riêng.


Chất liệu được sử dụng để xây các tòa tháp là hợp kim siêu nhẹ. Trong khi đó, phần nằm dưới mặt nước của hòn đảo sẽ được xây dựng bằng kim loại mạ magiê để chống lại sự ăn mòn của nước biển.


Các đảo nhân tạo kết nối với nhau thành một khối để tạo nên thành phố nổi trên biển Green Float. (Ảnh: Internet).
Công ty Shimizu cũng đưa ra ý tưởng tạo ra một thành phố nổi có thể cắt giảm 40% lượng khí carbon. Để thực hiện được mục tiêu này, rác thải trên mỗi hòn đảo sẽ được thu gom và tái chế bằng những công nghệ xanh mới nhất. Ngoài ra, ý thức của những người dân trên các hòn đảo cũng đóng một vai trò quan trọng.

Những công nghệ đặc biệt cũng sẽ được áp dụng để bảo vệ các thành phố nổi khỏi sự phá hoại của sóng thủy triều và thời tiết khắc nghiệt. Để chống lại những con sóng lớn, một lớp màng bằng chất liệu có khả năng co giãn và chịu lực tốt sẽ được gắn ở vòng ngoài cùng của các đảo.


Ngoài ra, các kỹ sư của công ty Shimizu cũng tính đến khả năng xây dựng những bức tường biển để bảo vệ các đảo nổi trước hiểm họa sóng thần. Tuy nhiên, sức tàn phá của sóng thần ở những khu vực ngoài khơi ít hơn so với các vùng ven bờ biển.


Shimizu mong muốn sẽ xây dựng những đảo nổi đầu tiên theo mô hình này vào năm 2025. Hiện tại, nhóm nghiên cứu vẫn đang tập trung phát triển những công nghệ mới phục vụ cho việc xây dựng công trình của tương lai này.